Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 09/03/2021 07:15 (GMT+7)

'Giáo viên học chứng chỉ nghề nghiệp để còn biết hệ thống quản lý nhà nước'

Theo dõi GĐ&PL trên

Trước việc nhiều giáo viên bức xúc cho rằng, việc phải học bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là lãng phí, không cần thiết, PGS.TS Ngô Thành Can, giảng viên cao cấp Học viện hành chính Quốc gia cho rằng, nói không cần thiết là chủ quan.

PGS.TS Ngô Thành Can, giảng viên cao cấp Học viện Hành chính Quốc gia cho hay, trong Luật Viên chức, người lao động được phân thành các hạng. Để được xếp vào ngạch, hạng cụ thể, người lao động phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nhất định nào đó nằm trong ngạch, hạng đó. Mỗi ngạch, hạng có tiêu chí khác nhau. Ví dụ, ở bậc đại học, giảng viên sẽ có yêu cầu khác với giảng viên chính, giảng viên chính yêu cầu khác với giảng viên cao cấp.

tm-img-alt
PGS.TS Ngô Thành Can - Học viện Hành chính Quốc gia

Cụ thể, nếu là giảng viên cao cấp thì phải có trình độ lý luận chính trị cao cấp, có chứng chỉ bồi dưỡng hạng cao cấp... Trong khi đó giảng viên bình thường thì không cần. "Nếu nói là biết rồi không cần phải qua những lớp bồi dưỡng chứng chỉ nghề nghiệp nữa là chủ quan. Anh là giáo viên dạy giỏi, dạy tốt nhưng vẫn phải yêu cầu chuẩn các điều kiện về vị trí việc làm", PGS.TS Ngô Thành Can nhấn mạnh.

Trước băn khoăn của không ít giáo viên phổ thông cho rằng, những kiến thức được trình bày tại các lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp không mới, thậm chí có những kiến thức đã được học đi học lại, PGS.TS Ngô Thành Can cho rằng, giáo viên nghĩ rằng hàng ngày lên lớp dạy Văn-Toán-Lý-Hóa... đảm bảo đủ kiến thức và dạy giỏi là được rồi. Nhưng ở vị trí của người giáo viên, họ phải biết được hệ thống quản lý nhà nước là gì? Hệ thống mà anh đang làm việc tại nhà trường “dọc ngang" thế nào? Khi cần thiết thì phải biết những cơ quan nào liên quan đến cơ quan nào? "Cái này không thể nói là không cần thiết. Không thể nói làm một giảng viên, một giáo viên của hệ thống ấy lại không biết và nếu không được đào tạo thì không thể biết được" - PGS.TS. Ngô Thành Can nêu quan điểm.

Tuy nhiên, PGS.TS Ngô Thành Can cũng thừa nhận, việc vận dụng quy định về chuẩn chức danh nghề nghiệp ở nơi này, nơi kia còn quá đi vào chi tiết, vụn vặt. Ví dụ yêu cầu về ngoại ngữ. Đối với một người ở vị trí việc làm không yêu cầu cao lắm thì chỉ cần yêu cầu trình độ ngoại ngữ cơ bản. Nhưng nếu làm ở vị trí đối ngoại, làm công việc liên quan nước ngoài thì bắt buộc ngoại ngữ phải giỏi.

Thực tế hiện nay đang đặt ra yêu cầu hơi cao và cứng nhắc dẫn đến những bức xúc của người lao động trong đó có giáo viên. Và chính từ phản ánh của giáo viên mà Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ cũng đã có sự thỏa thuận, thống nhất về việc không yêu cầu chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với giáo viên.

T.S. Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) cho biết, ông từng được mời đi giảng bài tại các lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp cho đối tượng là giảng viên đại học. Ông cho rằng, việc giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng này là cần thiết. Nhưng vấn đề là nội dung học như thế nào?

Thực tế khi tham gia giảng bài cho các lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, TS. Lê Viết Khuyến nhận thấy có nhiều nội dung trùng lặp và không thiết thực và đây chính là điều đáng nói. Ví dụ có những nội dung lớp bồi dưỡng chức danh Giảng viên hạng 3 đã học rồi nhưng khi bồi dưỡng Giảng viên hạng 2 lại học, thậm chí kiến thức này còn lặp lại ở lớp bồi dưỡng Giảng viên hạng 1.

TS. Lê Viết Khuyến cũng cho hay, quy định bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp là do Bộ nội vụ quy định chung đối với viên chức của tất cả các ngành, các lĩnh vực, không riêng gì ngành giáo dục (theo Luật viên chức). Do vậy, Bộ Nội vụ cần xem xét lại quy định này, việc mở các lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp phải thực chất chứ không nên hình thức và nặng đối phó như hiện nay.

Cùng chuyên mục

Hạnh phúc của nghề giáo
Nhân dịp Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các giáo viên trẻ đã có những chia sẻ về niềm tự hào và hạnh phúc khi được gắn bó với nghề cao quý này.
Bỏ hình thức thi đối với thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ 15/12/2024
Điểm mới đáng chú ý tại Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT so với quy định cũ là không quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi thăng hạng do Chính phủ đã bỏ hình thức thi thăng hạng; không quy định nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng do Chính phủ đã quy định chi tiết tại Nghị định số 85/2023/NĐ-CP.

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.