Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 25/01/2021 14:41 (GMT+7)

Giáo viên 'bêu' tên học sinh lên bảng trước sự chứng kiến của cả lớp khiến phụ huynh tranh cãi

Theo dõi GĐ&PL trên

Vấn đề này xuất hiện trên MXH lập tức nhận được 2 luồng ý kiến trái chiều. Một bộ phận phụ huynh đồng tình với cách làm này của giáo viên. Tuy nhiên, cũng không ít người tỏ ý không đồng tình.

Vấn đề này xuất hiện trên MXH lập tức nhận được 2 luồng ý kiến trái chiều. Một bộ phận phụ huynh đồng tình với cách làm này của giáo viên. Tuy nhiên, cũng không ít người tỏ ý không đồng tình.

Mới đây, một phụ huynh đã chia sẻ những hình ảnh liên quan đến việc một giáo viên đã ghi tên lên bảng những học sinh vi phạm lỗi. Sau đó, giáo viên này chụp hình và gửi vào nhóm chat Zalo để báo cáo tình hình ở lớp với phụ huynh. 

Tuy nhiên, phụ huynh này không đồng tình việc cô giáo bêu tên học sinh vi phạm trước lớp như vậy. Phụ huynh này viết: "Cả nhà cho tớ hỏi đây là biện pháp mà cô giáo chọn để mỗi ngày ghi lên bảng và chụp hình phản ánh lên nhóm lớp để các phụ huynh biết. Dĩ nhiên theo lời giải thích của cô giáo là cũng để học sinh thấy lỗi của mình và các bậc phụ huynh đa số ủng hộ biện pháp này của cô. Cả nhà cho em hỏi, làm vậy đúng hay sai và có hợp lý không?".

Giáo viên 'bêu' tên học sinh vi phạm lên bảng trước sự chứng kiến của cả lớp khiến phụ huynh tranh cãi Ảnh 1
Giáo viên 'bêu' tên học sinh vi phạm lên bảng trước sự chứng kiến của cả lớp khiến phụ huynh tranh cãi Ảnh 2
Một phụ huynh thắc mắc về việc cô giáo bêu tên học sinh 

Theo những bức ảnh trên, mỗi ngày, cô giáo sẽ ghi tên và hành vi phạm lỗi cụ thể của học sinh lên bảng. Những lỗi phổ biến có thể thấy như nói chuyện, thiếu rèn chữ, thiếu vở ô li, không rèn chữ ở nhà, nói dối... Bên cạnh đó, cô giáo cũng thêm một lưu ý: "Nếu còn tái phạm, cuối năm cô hạ đạo đức".

Ngay sau khi vấn đề này xuất hiện trên MXH lập tức nhận được 2 luồng ý kiến trái chiều. Theo đó, một bộ phận dân mạng đồng ý với cách làm của giáo viên, bởi lẽ, việc nhắc nhở cụ thể tên em học sinh vi phạm là vì muốn các em sẽ sửa đổi và tiến bộ lên từng ngày, do đó, nhiều người cho rằng, đây là cách quản lý học sinh khá bình thường, không có vấn đề gì đáng nói.

Tuy nhiên, phần ý kiến còn lại thì không đồng tình với cách làm của giáo viên. Nhiều người cho rằng, cô giáo không tinh tế và khéo léo trong cách ứng xử với học trò và phụ huynh. Với những học sinh vi phạm, cô giáo nên tìm cách để nói chuyện riêng với mỗi em, giúp đỡ các em sửa đổi hơn là bêu tên công khai, làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. 

Bên cạnh đó, giáo viên cũng nên tìm cách trao đổi riêng với phụ huynh về tình hình của từng học trò. Phối hợp với từng phụ huynh để giúp đỡ con em.

Theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, từ tháng 10/2020, giáo viên không được phê bình học sinh trước lớp.

Thông tư này quy định, tùy theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỷ luật sau: Nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn. Thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

Giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

Cùng chuyên mục

Giảng đường 36 giờ không ngủ ở VinUni
Sáng tạo thích ứng nhanh là một môn học mới mẻ ngay cả với nhiều đại học danh tiếng trên thế giới. Ở VinUni, đây là môn học nền tảng rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề, làm bệ phóng cho những môn học chuyên môn sau này.

Tin mới

Ngân hàng thương mại có thể bị cấm bán bảo hiểm liên kết đầu tư
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư quy định việc cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép và một số quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC
Các chuyên gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC và đề nghị triển khai các giải pháp quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán.
Những đối tượng có thể được sử dụng thẻ ngân hàng
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.