Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 04/07/2024 06:00 (GMT+7)

Giẫm đạp tại Ấn Độ, ít nhất 116 người thiệt mạng

Theo dõi GĐ&PL trên

Đây là con số chính quyền địa phương cập nhật ngày 3/7 sau thảm họa chen lấn tại một sự kiện tôn giáo ở miền Bắc Ấn Độ.

Vụ giẫm đạp xảy ra ngày 2/7 tại buổi thuyết giảng của một giáo sĩ ở Hathras thuộc phân khu Aligarh, bang Uttar Pradesh, cách New Delhi khoảng 140 km về phía đông nam.

250.000 người đã đến địa điểm này, trong khi dự kiến ban đầu ​​chỉ có 80.000 tín đồ và 40 nhân viên an ninh được triển khai. Hỗn loạn xảy ra khi đám đông đổ xô đến chạm vào chân Bhole Baba, người tự phong là vị thần. Mọi người ngã chồng lên nhau và bị rơi xuống cống thoát nước lộ thiên bên cạnh địa điểm tổ chức lễ cầu nguyện.

Giới chức địa phương cho biết một cơn bão bụi khiến các tín đồ hoảng loạn khi họ rời khỏi khu vực. Nhiều người bị đè hoặc giẫm lên, một số ngã xuống cống ven đường trong cảnh hỗn loạn.

Theo Shalabh Mathur, quan chức cảnh sát phân khu Aligarh, cho biết số người thiệt mạng trong thảm kịch là 116. Theo Umesh Kumar Tripathi, quan chức y tế địa phương, phần lớn nạn nhân là phụ nữ.

tm-img-alt
Chính quyền địa phương đưa các nạn nhân bị giẫm đạp đi cấp cứu. Ảnh: People.

Cảnh sát đang khẩn trương tiến hành điều tra và truy bắt Bhole Baba, đồng thời, cáo buộc những người tổ chức sự kiện về tội giết người, không hỗ trợ những người bị thương và cố gắng che đậy vụ việc bằng cách giấu quần áo và giày dép mà mọi người đã đánh mất trong vụ chen lấn.

Ông Manoj Kumar Singh, Thư ký trưởng bang Uttar Pradesh nói với các phóng viên: “Đã có một sai sót lớn về phía ban tổ chức. Họ sẽ phải đối mặt với hình phạt nghiêm khắc”.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân trong bài phát biểu tại Hạ viện. Ông cho biết, chính phủ đang phối hợp với chính quyền bang tiến hành công tác cứu trợ và các nạn nhân sẽ được giúp đỡ bằng mọi cách.

Ấn Độ ghi nhận nhiều vụ tai nạn chết người trong lễ hội tôn giáo lớn tại các cơ sở thờ tự.

Năm 2016, ít nhất 112 người thiệt mạng vì vụ nổ trong màn trình diễn pháo hóa đánh dấu năm mới theo lịch của đạo Hindu. Vụ nổ phá hủy nhiều công trình và gây ra hỏa hoạn tại khu đền thờ ở bang Kerala, nơi hàng nghìn người tụ tập.

Trước đó ba năm, một vụ giẫm đạp xảy ra trên cây cầu gần đền thờ ở Madhya Pradesh khiến 115 người thiệt mạng sau khi xuất hiện tin đồn rằng công trình sắp sập. Sự việc xảy ra khi khoảng 400.000 người có mặt tại khu vực.

Khoảng 224 người hành hương thiệt mạng và hơn 400 người bị thương trong vụ giẫm đạp năm 2008 tại ngôi đền trên đỉnh đồi ở thành phố Jodhpur, miền tây Ấn Độ.

Cùng chuyên mục

FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ
Các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.

Tin mới

Mộc Kim Spa & Beauty - Thư thái với sự kết hợp gội đầu và massage trị liệu tại Quận 1 TP.HCM
Cuộc sống bận rộn, áp lực công việc khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng? Hãy để Mộc Kim Spa & Beauty trở thành điểm dừng chân lý tưởng giúp bạn tái tạo năng lượng và tận hưởng sự thư thái tuyệt đối. Với không gian đậm chất thiên nhiên, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp đỉnh cao và đội ngũ nhân viên tận tâm, Mộc Kim Spa sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thư giãn trọn vẹn.
FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ
Các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.
Cảnh giác với hình thức lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác khi bắt gặp các tin nhắn, Email hoặc các bài đăng chứa đựng mã QR. Đồng thời, cẩn trọng xác minh thông tin của cá nhân, đơn vị hoặc tổ chức cung cấp mã QR thông qua số điện thoại hoặc các trang thông tin uy tín.