Giá xăng dầu hôm nay 15/6: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế
Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 15/6/2023. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất, giá dầu thô và các phiên điều chỉnh giá xăng
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 15/6
Ghi nhận vào lúc 7h00 ngày 15/6 (giờ Việt Nam), Dầu Brent giảm 0,17 USD/thùng, tương ứng -0,23% ở mức 73.35 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 0,4 USD/thùng, tương ứng -0,58% ở mức 68.90 USD/thùng.
Giá dầu tiếp tục lao dốc, kéo dài chuỗi giảm giá sau khi các nhà phân tích nhấn mạnh nguồn cung toàn cầu đang gia tăng và những lo ngại về tăng trưởng nhu cầu ngay trước cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed.
Đúng như dự đoán của các nhà phân tích, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp ngày 14/6. Tuy nhiên, cơ quan này đã đưa ra tín hiệu trong các dự báo kinh tế mới rằng chi phí đi vay có thể sẽ tăng thêm 0,5 điểm phần trăm vào cuối năm nay do nền kinh tế và lạm phát hạ nhiệt chậm hơn kỳ vọng.
Quyết định của Fed đã chấm dứt chuỗi 10 lần tăng lãi suất liên tiếp và lãi suất chính sách của Mỹ đang được giữ trong phạm vi 5 - 5,25%.
Nhà phân tích Phil Flynn của Price Group nhận xét, “thị trường lo sợ rằng môi trường lãi suất cao hơn sẽ làm giảm nhu cầu dầu. Phản xạ giật đầu gối đang đẩy giá dầu lao dốc".
Sáng 14/6, Trung Quốc ban hành đợt hạn ngạch nhập khẩu dầu thô lần thứ 3 trong năm nay, nâng tổng khối lượng nhập khẩu dầu trong nửa đầu năm lên 194,1 triệu tấn, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Việc này củng cố năng lực nhập khẩu tại quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, giúp giá dầu tăng lên.
Xuất khẩu dầu của Nga sang Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng lên mức kỷ lục trong tháng 5, ngay cả sau khi lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu được thực thi và cơ chế trần giá của Nhóm G7.
Việc Fed tăng lãi suất đã củng cố đồng USD, khiến hàng hóa định giá bằng đồng USD trở nên đắt đỏ hơn so với những loại tiền tệ khác và gây áp lực lên giá dầu. Do đó, việc tạm dừng tăng lãi suất có thể là một tín hiệu tích cực.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến sẽ tăng lãi suất vào thứ 5 tuần này.
Tại nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, Trung Quốc, công bố dữ liệu kinh tế đáng thất vọng vào tuần trước, ngân hàng trung ương đã hạ lãi suất cho vay ngắn hạn để khôi phục niềm tin của thị trường.
Mặt khác, Ả Rập Xê Út, hồi đầu tháng này đã công bố giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày xuống 9 triệu thùng/ngày trong tháng 7, mức thấp nhất trong nhiều năm trong bối cảnh nỗ lực thúc đẩy giá dầu thô.
Trước đó, vào sáng 13/6, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố hạ lãi suất cho vay ngắn hạn lần đầu tiên sau 10 tháng. Việc cắt giảm lãi suất nhằm mục đích tạo thêm động lực cho sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Điều này khiến nhà đầu tư hy vọng nhu cầu nhiên liệu ở Trung Quốc sẽ khởi sắc.
Cũng trong ngày 13/6, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã công bố báo cáo gần như giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2023 sẽ tăng 2,35 triệu thùng/ngày, tương đương 2,4%. Con số này gần như không đổi so với dự báo 2,33 triệu thùng/ngày vào tháng trước.
Tuy nhiên, OPEC tăng nhẹ kỳ vọng về tăng trưởng nhu cầu của Trung Quốc. OPEC dự báo nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ tăng 840.000 thùng/ngày, trong khi dự báo vào tháng trước là 800.000 thùng/ngày. Nhu cầu tăng là yếu tố hỗ trợ cho giá dầu.
Bên cạnh đó, việc các nước OPEC tiến hành cắt giảm thêm sản lượng tự nguyện khoảng 1,16 triệu thùng dầu/ngày vào đầu tháng 5 cũng tác động tới giá dầu.
Giá xăng dầu đi xuống sau thông tin dự trữ xăng của Mỹ tăng. Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), trong tuần trước, dự trữ xăng của Mỹ đã tăng 2,8 triệu thùng, cao hơn dự kiến. Điều này dấy lên lo ngại về nhu cầu nhiên liệu của Mỹ suy giảm, trong khi mùa lái xe cao điểm vào mùa hè đang diễn ra.
Cũng trong tuần trước, Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ xăng của Mỹ trong tuần trước nữa tăng 2,8 triệu thùng, dự trữ dầu diesel tăng 5,1 triệu thùng. Sự bất ngờ gia tăng trong dự trữ nhiên liệu của Mỹ làm dấy lên lo ngại về mức tiêu thụ của quốc gia sử dụng dầu hàng đầu thế giới này.
Trong khi đó, dữ liệu công bố của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho thấy, chỉ số giá sản xuất (PPI) tại Trung Quốc trong tháng 5 đã giảm 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái - mức giảm mạnh nhất trong vòng 7 năm. PPI sụt giảm vì nhu cầu nói chung suy yếu, và giá cả hàng hóa trên toàn cầu cũng trên đà giảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Trung Quốc tăng nhẹ 0,2% so với cùng kỳ năm 2022, thấp hơn dự báo 0,3% và cao hơn mức 0,1% trong tháng 4.
Giá xăng dầu trong nước
Theo quyết định của liên bộ Công Thương-Tài chính, giá xăng dầu trong nước từ 15h ngày 12/6.
Cụ thể, cơ quan điều hành thông báo giá xăng E5 RON92 vẫn giữ ở mức 20.878 đồng/lít; tương tự giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) cũng giữ nguyên mức giá 22.015 đồng/lít (giữ nguyên so với giá bán lẻ hiện hành).
Trong khi đó, giá dầu điêzen 0.05S tăng 85 đồng/lít không cao hơn 18.028 đồng/lít; dầu hỏa tăng 52 đồng/lít ở mức 17.823 đồng/lít.
Riêng giá dầu mazut 180CST 3.5S giảm 164 đồng/kg, không cao hơn 14.719 đồng/kg.
Tại kỳ điều hành này, liên Bộ trích lập Quỹ bình ổn giá (BOG) đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 228 đồng/lít (kỳ trước 300 đồng/lít), xăng RON 95 ở mức 180 đồng/lít (kỳ trước 300 đồng/lít); dầu diesel ở mức 200 đồng/lít (kỳ trước 300 đồng/lít); dầu hỏa ở mức 200 đồng/lít (kỳ trước 300 đồng/lít); và dầu mazut ở mức 100 đồng/kg (kỳ trước 300 đồng/kg); đồng thời, không chi Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng, dầu.
Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 17 lần điều chỉnh, trong đó 9 lần tăng, 6 lần giảm, và 2 lần giữ nguyên.
Bảng giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex
Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Xăng RON 95-V | 22.890 | 23.340 |
Xăng RON 95-III | 22.010 | 22.450 |
Xăng E5 RON 92-II | 20.870 | 21.280 |
DO 0,001S-V | 18.700 | 19.070 |
DO 0,05S-II | 18.020 | 18.380 |
Dầu hỏa 2-K | 17.820 | 18.170 |