Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 12/05/2023 09:30 (GMT+7)

Giá xăng dầu hôm nay 12/5: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế

Theo dõi GĐ&PL trên

Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 12/5/2023. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất, giá dầu thô và các phiên điều chỉnh giá xăng

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 12/5

Ghi nhận vào lúc 9h00 ngày 12/5 (giờ Việt Nam), Dầu Brent giảm 0,5 USD/thùng, tương ứng -0,66% ở mức 74.81 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 1,38 USD/thùng, tương ứng -1,90% ở mức 71.37 USD/thùng.

tm-img-alt
tm-img-alt

Giá xăng dầu thế giới giảm nhẹ trước những lo ngại về lãi suất gia tăng và nhu cầu dầu giảm sút. Đáng chú ý, lạm phát ở Mỹ vẫn cao đẩy giá xăng dầu thế giới lao dốc. Reuters đưa tin, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 4 đã tăng 0,4%, cao hơn so với mức tăng 0,1% trong tháng 3, do chi phí nhiên liệu và giá thuê nhà tăng. Điều này làm tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có khả năng sẽ nâng lãi suất hơn nữa. Động thái này có thể làm giảm nhu cầu dầu.

Trong khi đó, báo cáo việc làm của Bộ Lao động Mỹ được công bố hồi cuối tuần trước cho thấy tốc độ tăng trưởng việc làm và tiền lương của nước này trong tháng 4 vượt dự kiến, còn tỉ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất trong 53 năm.

Giới đầu tư đang dõi theo các cuộc đàm phán về việc nâng trần nợ công hiện ở mức 31.400 tỷ USD của Chính phủ Mỹ.

Bộ trưởng Năng lượng của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Suhail al-Mazrouei cho biết rằng việc cắt giảm sản lượng tự nguyện bổ sung của nhóm sản xuất OPEC+ đã được thực hiện để cân bằng thị trường dầu mỏ.

Mazrouei cho biết ông lo ngại về tình trạng thiếu nguồn cung trong tương lai do đầu tư thấp.

Trong một động thái bất ngờ vào đầu tháng 4, Ả Rập Saudi và các thành viên OPEC+ khác đã tuyên bố cắt giảm sản lượng dầu thêm khoảng 1,2 triệu thùng mỗi ngày.

Thông báo này đã giúp đẩy giá dầu tăng mạnh theo hiệu ứng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá dầu đã sụt giảm khá mạnh do những biến cố về ngành ngân hàng tại Mỹ, cũng như những tin tức xấu về triển vọng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, theo một số ý kiến cúa giới phân tích, cũng không loại trừ khả năng các nhịp điều chỉnh giá giao dịch dầu mỏ gần đây là động thái kỹ thuật để giới đầu cơ mua gom nhằm chuẩn bị cho đợt "sóng hồi" của giá dầu thô khi chuẩn bị bước vào mùa tiêu thụ nhiên liệu du lịch tại châu Âu và Bắc Mỹ.

Bất chấp giá dầu tăng, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC +) vẫn “bám trụ” với kế hoạch nâng mục tiêu sản lượng tháng 6 lên chỉ 432.000 thùng/ngày.

Quyết định này của OPEC + có nghĩa là sẽ không có thêm dầu đến châu Âu để thay thế các thùng dầu bị trừng phạt của Nga. Theo Chủ tịch EC Ursual von der Leyen, lệnh cấm vận dầu thô sẽ có hiệu lực sau sáu tháng và lệnh cấm vận sản phẩm tinh chế sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay.

Công ty năng lượng Hoa Kỳ đã cắt giảm số giàn khoan dầu và khí tự nhiên nhiều nhất trong một tuần kể từ tháng 2, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co.Số lượng giàn khoan dầu khí đã giảm 7 giàn xuống còn 748 giàn trong tuần tính đến ngày 5/5.

Bất chấp sự sụt giảm giàn khoan trong tuần này, Baker Hughes cho biết tổng số giàn khoan vẫn tăng 43 giàn, tương đương 6%, so với thời điểm này năm ngoái.

Số giàn khoan dầu đã giảm 3 giàn xuống còn 588 giàn trong tuần này, mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 3/2023. Số giàn khoan khí giảm 4 xuống còn 157, mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 2/2023.

tm-img-alt
Giá xăng dầu hôm nay 12/5 (Ảnh minh họa).

Trong khi đó, báo cáo việc làm của Bộ Lao động Mỹ được công bố hồi cuối tuần trước cho thấy tốc độ tăng trưởng việc làm và tiền lương của nước này trong tháng 4 vượt dự kiến, còn tỉ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất trong 53 năm.

Giới đầu tư đang dõi theo các cuộc đàm phán về việc nâng trần nợ công hiện ở mức 31.400 tỷ USD của Chính phủ Mỹ.

Theo Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ tăng nhẹ trong tháng 4, 0,2% - mức tăng lạm phát sản xuất hàng năm nhỏ nhất trong hơn hai năm. Dữ liệu cho tháng 3 đã được sửa đổi với PPI giảm 0,4% thay vì 0,5% như báo cáo trước đó. So với cùng kỳ năm ngoái, PPI đã tăng 2,3% - mức tăng hàng năm nhỏ nhất kể từ tháng 1-2021 và thấp hơn mức tăng 2,7% trong tháng 3.

Fed đã tăng lãi suất chuẩn qua đêm thêm 500 điểm cơ bản lên phạm vi 5,00% -5,25% kể từ tháng 3-2022 để kiềm chế lạm phát. Tuần trước, Fed đã báo hiệu khả năng tạm dừng chiến dịch thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh nhất kể từ những năm 1980.

Trong một diễn biến khác, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một kế hoạch sâu rộng nhằm cắt giảm lượng khí thải nhà kính từ ngành năng lượng, một trong những bước lớn nhất từ trước đến nay nhằm nỗ lực khử cacbon cho nền kinh tế để chống lại biến đổi khí hậu.

Ngày 10/5, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho hay, dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng khoảng 3 triệu thùng trong tuần trước do xuất khẩu giảm. Một ngày trước đó, báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ (API) cho biết, tồn kho dầu thô thương mại Mỹ đã tăng khoảng 3,6 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 5/5, sau 3 tuần giảm liên tiếp.

Các nhà phân tích của hãng tin Reuters trước đó dự báo, lượng dầu dự trữ của Mỹ giảm 900.000 thùng và lượng xăng giảm 1,2 triệu thùng. Lượng dầu dự trữ tại các kho của Mỹ bất ngờ tăng làm dấy lên quan ngại về nhu cầu.

Bên cạnh đó, giá dầu còn chịu tác động tiêu cực sau khi Trung Quốc công bố các dữ liệu kinh tế kém sắc.

Sáng 11/5, Trung Quốc đã công bố chỉ số CPI tăng 0,1% và chỉ số giá sản xuất PPI giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Các số liệu này cho thấy tình hình chi tiêu và sản xuất của Trung Quốc hiện rất yếu.

Trước đó, dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho hay, tốc độ tăng trưởng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 4 đã chậm lại trong khi nhập khẩu giảm mạnh 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu dầu thô tháng 4 của Trung Quốc cũng giảm xuống 10,3 triệu thùng/ngày, thấp hơn 16,4% so với mức 12,32 triệu thùng/ngày trong tháng 3.

Trong khi đó, dữ liệu yếu từ Trung Quốc với các khoản vay ngân hàng mới trong tháng 4 giảm mạnh so với dự kiến đã làm gia tăng lo ngại rằng quá trình phục hồi sau đại dịch của nền kinh tế hàng đầu Đông Á đang mất đà.

Giá xăng dầu trong nước

Theo quyết định của liên bộ Công Thương-Tài chính, giá xăng dầu trong nước từ 15h ngày 11/5, Giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường ở vùng 1) giảm 1.320 đồng/lít. Sau điều chỉnh, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 20.130 đồng/lít và xăng RON 95 là 21.000 đồng/lít.

Tương tự, giá dầu cũng được điều chỉnh giảm trong đợt điều hành này. Cụ thể, giá dầu diesel giảm 600 đồng còn 17.660 đồng/lít, giá dầu hỏa giảm 550 đồng còn 17.970 đồng/lít.

Trong kỳ điều chỉnh lần này, cơ quan điều hành đã quyết định trích lập 300 đồng/lít với xăng E5, RON 95 và dầu DO, dầu hỏa, dầu mazut.

Tại kỳ điều hành này, nhà điều hành không chi quỹ bình ổn giá xăng dầu, đồng thời trích lập quỹ bình ổn giá 500 đồng/lít với các loại xăng E5 và RON 95, trích lập 300 đồng/lít với các mặt hàng dầu.

Như vậy, giá xăng đã giảm lần thứ ba liên tiếp. Đáng chú ý, giá nhiên liệu này đang ở mức thấp nhất trong vòng 20 tháng. Vào ngày 10-9-2021, xăng E5 RON 92 có giá 20.143 đồng/lít, xăng RON 95 có giá 21.397 đồng/lít.

Tính từ đầu năm, xăng dầu đã trải qua 14 lần điều chỉnh giá. Trong đó, 7 lần tăng, 6 lần giảm và 1 lần giữ nguyên.

Bảng giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex

Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2

Xăng RON 95-V 21.780 22.210
Xăng RON 95-III 21.000 21.420
Xăng E5 RON 92-II 20.130 20.530
DO 0,001S-V 18.510 18.880
DO 0,05S-II 17.650 18.000
Dầu hỏa 2-K 17.970 18.320

Cùng chuyên mục

Tin mới