Giá gas hôm nay 20/10/2023: Cập nhật giá gas trong nước và thế giới
Cập nhật giá gas hôm nay 20/10/2023 tại thị trường trong nước và thế giới. Giá khí đốt tự nhiên các kỳ hạn và giá gas bán lẻ trong nước, giá gas Petrolimex, Saigon Petro...
Giá gas thế giới hôm nay 20/10
Ghi nhận lúc 8h30 sáng nay 20/10 (Giờ Việt Nam), giá gas hợp đồng tương lai đang giao dịch ở mức 3,2250 USD/mmBTU giảm 0.007 USD/mmBTU tương đương với -0,22% so với đầu phiên.
Giá khí đốt tự nhiên giảm nhẹ trong phiên giao dịch hôm nay do áp lực bởi sản lượng kỷ lục, thời tiết ôn hòa và dữ liệu cho thấy kho dự trữ tăng lớn hơn dự kiến vào tuần trước.
Báo cáo Cơ quan năng lượng Mỹ (EIA) mới nhất cho thấy các công ty điện lực của Mỹ đã bổ sung 97 tỷ feet khối (bcf) khí đốt vào kho lưu trữ vào tuần trước, nhiều hơn kỳ vọng của thị trường về mức tăng 80 bcf. Ngoài ra, sản lượng khí đốt tự nhiên tăng lên 103,6 bcfd từ đầu tháng 10 đến nay, vượt mức cao kỷ lục 103,1 bcfd trong tháng 7.
Đồng thời, xuất khẩu sang Mexico đã giảm so với mức kỷ lục của tháng 9, mặc dù có kỳ vọng sẽ tăng khi nhà máy của New Fortress Energy bắt đầu xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng.
Giá khí đốt đã tăng hơn 50% trong một tháng qua, mặc dù vẫn chưa bằng một nửa so với một năm trước. Chính những bất ổn toàn cầu đang thúc đẩy sự tăng giá, sau khi tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Chevron của Mỹ ngừng sản xuất tại mỏ khí đốt tự nhiên Tamar ngoài khơi gần bờ biển phía Bắc của Israel, khi xung đột Israel - Hamas ngày càng leo thang.
Giá khí đốt ở châu Âu cũng tăng vọt sau thông tin đường ống dẫn khí đốt ngoài khơi Balticconnector giữa Phần Lan và Estonia bị hư hỏng. Vụ rò rỉ dẫn đến việc đường ống phải đóng cửa tạm thời, công việc sửa chữa có thể mất vài tháng.
Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) lưu ý, châu Âu có thể lấp đầy gần 100% các cơ sở lưu trữ khí đốt của mình, nhưng ngay cả trữ lượng cao như vậy trong trường hợp mùa đông lạnh giá và việc ngừng cung cấp khí đốt hoàn toàn từ Nga cũng có thể dẫn đến bất ổn thị trường ở khu vực này vào mùa đông.
IEA còn cho hay, vào cuối mùa sưởi ấm sắp tới, trữ lượng tại các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất của EU có thể giảm xuống dưới mức tới hạn 20%. Châu Âu phần lớn đã được giúp đỡ vượt qua mùa sưởi ấm năm 2022-2003 nhờ thời tiết mùa đông ấm áp.
Theo trang tin Euronews.com, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đang trong tình trạng không ổn định do lo ngại ngày càng tăng về việc liệu có đủ nguồn cung hay không, khi cuộc khủng hoảng ở Israel và Gaza đang phủ bóng đen lên triển vọng thị trường.
Đồng thời, xuất khẩu sang Mexico đã giảm so với mức kỷ lục của tháng 9, mặc dù có kỳ vọng sẽ tăng khi nhà máy của New Fortress Energy bắt đầu xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng. Trong khi đó, lưu lượng khí từ các cơ sở Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ đạt 13,4 bcfd trong tháng 10, với sự trở lại của Cove Point.
Tuần trước, giá khí đốt tương lai tiêu chuẩn của châu Âu đã tăng hơn 54%. Các nhà phân tích nhận định, giá khí đốt tăng có một phần cho do xung đột giữa Israel và Hamas bùng phát dẫn đến một mỏ khí đốt ngoài khơi cung cấp cho Ai Cập bị đóng cửa.
Ông Massimo Di Odoardo, Phó chủ tịch nghiên cứu khí đốt và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Wood Mackenzie chia sẻ trên CNN, việc tạm thời đóng cửa đối với một mỏ khí đốt của Israel cung cấp cho Ai Cập và Jordan, cũng như cho thị trường điện của Israel, đã đặt ra một rủi ro thực sự đối với châu Âu.
Bên cạnh đó, một thông báo của gã khổng lồ năng lượng Chevron của Mỹ rằng các công nhân tại 2 cơ sở LNG quan trọng của Australia dự định đình công cũng khiến các nhà đầu tư lo lắng. Hơn nữa, việc đường ống dẫn dầu ở Biển Baltic giữa Phần Lan và Estonia bị tình nghi phá hoại, trong bối cảnh mùa đông ở châu Âu đang sắp tới là những yếu tố góp phần đẩy giá khí đốt tăng lên.
Hoạt động thương mại khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục vào năm 2022, chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu tăng vọt từ châu Âu khi khu vực này mong muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Tuy nhiên, nhu cầu LNG của châu Âu dự kiến sẽ giảm trong một vài năm tới.
Thay vào đó, giới quan sát ngành cho biết, các nước Đông Nam Á dự kiến sẽ là động lực chính cho thị trường LNG cho đến năm 2030.
Hơn nữa, dòng khí đốt đến các cơ sở xuất khẩu LNG của Mỹ đang tăng lên và xuất khẩu qua đường ống sang Mexico đạt 7,2 bcfd trong tháng 9.
Tuy nhiên, khí cấp liệu vẫn ổn định ở mức khoảng 12,1 bcfd trong ngày thứ hai liên tiếp, sau mức thấp nhất trong 4 tuần là 11,5 bcfd do bảo trì tại các cơ sở như Cove Point và giảm sản lượng tại các nhà máy khác. Trong khi đó, cơ quan năng lượng Mỹ báo cáo lượng tồn kho khí đốt hàng tuần tăng cao hơn một chút so với dự kiến.
Báo cáo Triển vọng thị trường khí đốt trung hạn hàng năm của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy, nhu cầu khí đốt toàn cầu đang trên đà tăng trung bình hàng năm là 1,6% từ năm 2022 đến năm 2026, chậm hơn so với mức tăng trung bình hàng năm là 2,5% trong giai đoạn từ năm 2017 cho đến năm 2021.
Xung đột Nga - Ukraine diễn ra vào năm ngoái đã khiến nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống từ Nga đến châu Âu giảm, gây ra cuộc chạy đua về nguồn cung cấp năng lượng thay thế.
Theo báo cáo, nhu cầu khí đốt nói chung từ các thị trường trưởng thành ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, châu Âu và Bắc Mỹ đã đạt đỉnh điểm vào năm 2021 và được dự báo sẽ giảm 1% mỗi năm cho đến năm 2026.
Theo dữ liệu từ Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu (GIE), lượng khí đốt tại các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất của Liên minh châu Âu (EU) đã tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại, đạt gần 98%.
Các bể chứa khí đốt ở EU hiện đầy 97,89%, vượt mục tiêu của khối về việc dự trữ đạt 90% vào ngày 1/11. Lượng dự trữ lớn kỷ lục mang tới một số bước đệm cho khu vực trước mùa sưởi ấm năm nay.
Hiệp hội điều hành khí đốt châu Âu thông tin, nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho EU trong tháng 10 vẫn ở mức thấp nhất trong gần 2 năm.
Các nhà khí tượng học dự báo thời tiết vẫn ôn hòa hơn bình thường cho đến đầu tháng 11, điều này sẽ khiến nhu cầu sưởi ấm và làm mát thấp hơn bình thường vào thời điểm này trong năm.
Vào tháng 9/2023, mức tiêu thụ khí đốt ở EU giảm trở lại sau khi tăng mạnh trong tháng trước, giảm 11% so với năm ngoái, xuống còn 19 tỷ m3. Mức giảm này là do EU tiếp tục đưa ra quy định, giúp giảm 15% nhu cầu khí đốt tự nguyện từ ngày 1/4/2023 đến ngày 31/3/2024.
Giá gas trong nước hôm nay
Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước tháng 10/2023 tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp theo đà tăng của giá gas trên thị trường thế giới.
Tại thị trường trong nước, theo thông tin từ một số doanh nghiệp kinh doanh gas, từ ngày 1/10/2023, giá gas bán lẻ tăng 1.667 đồng/kg (gồm VAT), tương đương tăng 20.000 đồng/bình 12kg.
Công ty CP Kinh doanh LPG Việt Nam - PV GAS LPG Miền Nam (PetroVietNam Gas) thông báo tăng giá bán lẻ từ ngày 1/10, mức tăng 1.667 đồng/kg, tương đương 20.000 đồng/bình 12 kg và 75.000 đồng/bình 45 kg so với tháng 9.
Tương tự, Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí Sài Gòn (Saigon Petro) thông báo từ ngày 1/10 tăng 20.000 đồng/bình 12 kg. Giá bán lẻ đến người tiêu dùng 426.500 đồng/bình 12 kg.
Đại diện thương hiệu City Petro cho biết, từ 1/10, các sản phẩm gas bán lẻ của doanh nghiệp này tăng 75.000 đồng loại bình gas 45kg, 83.000 đồng đối với bình gas 50kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng đối với loại bình gas 12kg của hãng này là 464.000 đồng sau tăng giá.
Tại Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương, từ 7 giờ 30 ngày 1/10, giá gas của công ty tăng thêm 20.000 đồng/bình 12 kg và 83.000 đồng/bình 50 kg.