Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 10/05/2024 14:42 (GMT+7)

Ghi nhận tháng 4 nóng nhất trong 40 năm qua tại Indonesia

Theo dõi GĐ&PL trên

Indonesia cũng chứng kiến tháng 4 nóng nhất trong 40 năm qua và điều này thực sự nhọc nhằn đối với những người lao động đang phải mưu sinh trên đường phố Jakarta.

Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý (BMKG) Indonesia ghi nhận nhiệt độ trung bình tháng 4 tăng 0,89 độ C so với ba thập kỷ qua, từ mức trung bình 26,9 độ trong giai đoạn 1991-2020 lên 27,7 độ trong năm nay. Theo cơ quan này, nhiệt độ bình thường ở Indonesia trong tháng 4 dao động từ 20,1 đến 28,6 độ C.

Nhiệt độ trung bình trong tháng 4 phù hợp với mức tăng được quan sát kể từ đầu năm đến nay. Nhiệt độ trung bình cao nhất được ghi nhận vào tháng 2 ở mức 27,4 độ C, cao hơn khoảng 1 độ C so với mức trung bình ghi nhận từ năm 1991. Trong khi nhiệt độ trung bình tăng 1 hoặc 2 độ C có vẻ không nhiều, nhưng việc tăng như vậy có thể kéo dài những ngày nắng nóng không mưa và khiến hạn hán kéo dài hơn.

tm-img-alt
Indonesia chứng kiến tháng 4 nóng nhất trong 40 năm qua. Ảnh: Antara.

Những người dễ bị tổn thương như trẻ em, người già và những người có tình trạng sức khỏe kém có thể gặp rủi ro do nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt tăng cao. Quan sát được đưa ra khi nhiều nơi tại Indonesia phải hứng chịu nắng nóng cực độ, với nhiệt độ dao động từ 34 đến 36 độ C.

Vài tuần qua xảy ra các đợt nắng nóng và hiện tượng El Ninõ tấn công hầu hết các nước Đông Nam Á. Ví dụ, Philippines đã đạt kỷ lục nhiệt độ mới hơn 40 độ C, khiến chính phủ phải đưa ra cảnh báo về nhiệt độ và dừng các lớp học trực tiếp.

Tuy nhiên Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia tái khẳng định lập trường rằng nắng nóng nghiêm trọng tại Indonesia không giống đợt "sóng nhiệt" tấn công các nước láng giềng. Thay vào đó, thời tiết nắng nóng ở Indonesia là do sự chuyển mùa. Gió khô từ Australia bắt đầu tràn đến quần đảo, khiến lượng mây và lượng mưa xuất hiện ít hơn, đồng thời khiến nhiệt độ không khí tổng thể tăng lên.

Các nhà khoa học cảnh báo cuộc khủng hoảng khí hậu có thể trầm trọng hơn khi nhiệt độ trung bình ở nước này có thể tăng lên hàng năm. Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận ở Indonesia là 39,4 độ C vào năm 2023.

Cơ quan y tế đã khuyến khích người dân ở trong bóng râm và hạn chế hoạt động ngoài trời trong khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Đối với những người chủ yếu hoạt động ngoài trời, việc bổ sung nước thường xuyên là một trong những biện pháp để ngăn ngừa tình trạng mất nước và say nắng.

Cùng chuyên mục

Bão Toraji gần Biển Đông, giật cấp 12
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ, ngày 10/11, vị trí tâm bão Toraji ở vào khoảng 15,1 độ vĩ bắc; 126,9 độ kinh đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines).

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.