Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 04/12/2022 08:40 (GMT+7)

Đừng 'đùa' với thuốc lá điện tử

Theo dõi GĐ&PL trên

Các chuyên gia khuyến cáo các loại thuốc lá điện tử hiện nay chứa rất nhiều hợp chất phức tạp và độc hại, thậm chí nhiều loại thuốc lá điện tử còn nguy hiểm hơn thuốc lá truyền thống.

Hút thuốc lá điện tử tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Hút thuốc lá điện tử tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Mùi hương “giết chết” giới trẻ

Bên cạnh các sản phẩm thuốc lá truyền thống được làm từ thuốc lá sợi đang được quản lý theo quy định của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, trên thị trường hiện nay đã đang xuất hiện các sản phẩm mới, trong đó, phổ biến nhất là thuốc lá điện tử (Electronic Nicotine Delivery - ENDs) và thuốc lá nung nóng (Heated Tobacco Product).

Cả hai loại sản phẩm này đều sử dụng thiết bị điện tử để làm nóng dung dịch hoặc nguyên liệu thuốc lá tạo ra làn hơi khói để người dùng hút vào.

Trên thực tế, qua các khảo sát cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên Việt Nam gia tăng nhanh trong thời gian gần đây.

Nếu như năm 2015 tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử chung mới chỉ ở con số 0,2% thì đến năm 2019 chỉ tính riêng ở lứa tuổi học sinh 13-17 tuổi trên phạm vi cả nước đã là 2,6% (trong đó khu vực thành thị chiếm 3,4%).

Một nghiên cứu khác tại Hà Nội do Viện Chiến lược và Chính sách y tế tiến hành năm 2020 cho thấy, tỷ lệ đang sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh lớp 8-12 là 8,35% (nữ là 4,8%, nam là 12,39%), ở học sinh lớp 10-12 là 12,6%.

Tại hội thảo Thực trạng, thách thức và giải pháp phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức sáng 23/11, bà Nguyễn Thị Thu Hương (Phòng Nghiệp vụ, Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế) cho biết: Sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, như thuốc lá điện tử, thuốc lá không đốt nóng, thuốc lá hút Shisha đang được bán tràn lan trên mạng xã hội, các hoạt động can thiệp của các công ty thuốc lá đa quốc gia ngày càng mở rộng và với nhiều hình thức.

Đừng 'đùa' với thuốc lá điện tử ảnh 1
Thuốc lá mới với nhiều chủng loại.

Hậu quả khôn lường

Ông Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Văn phòng WHO tại Việt Nam cho biết: “Hiện nay, nhiều người đang có một số hiểu lầm về tác hại trong thuốc lá điện tử. Thực tế, thông tin 95% giảm hại so với thuốc lá truyền thống chỉ là do một nhóm các chuyên gia tự phong đưa ra, không có bằng chứng đáng tin cậy nào. WHO khẳng định, thuốc lá thế hệ mới chứa nhiều chất độc giống như thuốc lá truyền thống, thuốc nung nóng cũng chứa nhiều chất độc giống như khói thuốc lá. Bên cạnh đó, thuốc lá điện tử còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ và gây chấn thương nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ bắt đầu hút thuốc lá truyền thống và sử dụng đồng thời. Hơn nữa, nguy cơ sử dụng ma túy đối với người sử dụng thuốc lá điện tử cũng hiện hữu”.

Đồng tình với ý kiến trên, TS Angela Pratt, Trưởng đại diện Văn phòng WHO tại Việt Nam nhấn mạnh: “Thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá mới không an toàn, không có lợi cho sức khỏe mà thực sự là rất nguy hiểm đối với sức khỏe của thanh thiếu niên. Các bằng chứng hiện có đều chỉ ra rằng những sản phẩm này chứa hàm lượng lớn nicotine, một chất gây nghiện mạnh. Chúng tôi có các bằng chứng cho thấy tác hại đáng kể mà nicotine có thể gây ra đối với bộ não đang phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên - rằng chúng ảnh hưởng đến trí nhớ, mức độ chú ý và khả năng tập trung và học tập của các bạn trẻ. Hơn nữa, những sản phẩm này có chứa các chất độc hại tương tự như những chất độc có trong thuốc lá thông thường - những chất đã được chứng minh là có thể gây ung thư, bệnh tim và bệnh phổi về lâu dài”.

Cùng chuyên mục

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Phát hiện virus H5N1 trong sữa
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Tin mới