Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 24/12/2022 09:30 (GMT+7)

Đốt than sưởi ấm, 3 người trong một gia đình nhập viện khẩn: Bác sĩ cảnh báo

Theo dõi GĐ&PL trên

Thời điểm nhập viện, các nạn nhân khó thở, hiện vợ chồng đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn phải thở oxy.

Theo VietNamNet, khoảng 7h ngày 22/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh vừa tiếp nhận 3 người trong một gia đình nhập viện cấp cứu do ngộ độc khí CO, gồm anh N.Đ.P (SN 1988, trú tại xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh), chị N.T.B (SN 1988) và con trai N.Đ.T (1 tháng tuổi).

Đốt than sưởi ấm, 3 người trong một gia đình nhập viện khẩn: Bác sĩ cảnh báo Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Theo lời kể của người thân, chị B. vừa sinh con trai được 1 tháng, do trời trở rét nên gia đình thường đốt than củi trong phòng ngủ để sưởi ấm.

Sáng ngày 22/12, người thân không thấy anh P. dậy đưa 2 đứa con đầu đi học nên sang nhà gọi nhưng không được. Mọi người phá cửa vào thì phát hiện cả 3 người đều bất tỉnh.

Các nạn nhân nhanh chóng được đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng khó thở, thở nhanh, huyết áp cao.

Tờ VOV dẫn lời BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) khuyến cáo người dân tuyệt đối không đốt củi, đốt than để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín, kể cả dùng khí gas bởi khi đốt, oxy sẽ tiêu hao dần, trong khi CO độc hại sẽ ngày càng tăng.

Phản ứng đốt cháy trong điều kiện thiếu oxy, sẽ hình thành CO ngày càng nhiều. Hai tác động đồng thời này là nguy cơ khiến những người trong phòng kín nhanh chóng rơi vào cái chết "êm dịu".

"Chúng ta chỉ dùng bếp than, bếp củi để sưởi ấm trong điều kiện ngoài trời hoặc phòng thoáng khí, có mở cửa hoặc ô thoáng để thông khí. Tuyệt đối không sưởi ấm bằng bếp than trong phòng kín", BS Nguyên nói.

Từ trước đến nay, đã có rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra do sưởi ấm bằng than củi, than tổ ong… Vì thế, để phòng tránh sự cố đáng tiếc xảy ra, BS Nguyên khuyên cáo, trong điều kiện thời tiết lạnh rét mùa đông người dân tuyệt đối không được sưởi than củi và đóng kín cửa trong nhà hoặc ngay cả lúc sưởi ấm để tắm cũng rất nguy hiểm.

Khi phát hiện người bị ngạt khí CO, cần nhanh chóng mở hết tất cả các cửa để không khí tràn vào nhà và đưa nạn nhân ra khỏi nơi có khí độc. Đồng thời, lập tức đưa tới bệnh viện để cấp cứu và điều trị kịp thời. Nếu bệnh nhân thở yếu, bất tỉnh cần hà hơi, thổi ngạt, ép tim.

Thời gian tách khỏi khí CO càng sớm, người bệnh càng có cơ hội sống, hồi phục. Còn hôn mê quá lâu do khí CO, não thiếu oxy sẽ để lại những di chứng lâu dài về thần kinh.

Cùng chuyên mục

Người bệnh thận ngày càng trẻ hoá, làm sao để phát hiện sớm?
Theo PGS.TS Nguyễn Bách, Trưởng khoa Nội thận lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh), tại Việt Nam, trong 100 người thì có khoảng 6 - 8 người có khả năng mắc các vấn đề về thận, đa phần là không có triệu chứng. Rất nhiều người trẻ mắc thận được phát hiện khi đã ở giai đoạn nặng và phải chạy thận.

Tin mới