Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 17/01/2024 14:00 (GMT+7)

Doanh nghiệp văn phòng phẩm loay hoay trước làn sóng suy thoái toàn cầu

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngành văn phòng phẩm đang đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp cần nắm bắt nhu cầu thị trường và có chiến lược kinh doanh đột phá để vượt qua giai đoạn khó khăn.

Từng được xem là mảnh đất hứa

Lĩnh vực văn phòng phẩm ban đầu được đánh giá cao nhờ vào nhu cầu ổn định từ các doanh nghiệp, trường học và văn phòng. Thông tin từ Báo cáo thị trường văn phòng phẩm Việt Nam 2022 của Vietdata ước tính quy mô thị trường trong giai đoạn từ năm 2023 đến 2029 sẽ đạt được 8,37% tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR), thúc đẩy kỳ vọng tích cực cho doanh nghiệp trong ngành.

Sự suy giảm đột ngột về doanh thu

Song, âm ỉ từ sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp kinh doanh vật phẩm văn phòng, đặc biệt là các tiểu thương, bắt đầu phải đối mặt với những thách thức không ngờ.

Vấn đề nảy sinh không chỉ đến từ sự suy giảm của ngành văn phòng phẩm mà còn bắt nguồn từ nền kinh tế. Chỉ trong 11 tháng đầu năm 2023, Tổng cục Thống kê đã ghi nhận sự rút lui của 158.800 doanh nghiệp, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể hơn, sự suy giảm kinh tế toàn cầu gia tăng tình trạng thất nghiệp, chứng kiến xu hướng cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng và sự biến mất của các công ty đặt hàng lớn. Hệ quả trực tiếp tạo nên một chuỗi suy thoái luẩn quẩn giữa cung và cầu, đẩy các chủ cửa hàng văn phòng phẩm vào tình cảnh loay hoay để duy trì và tồn tại.

1-1705468555.jpg
Nguồn: Vietdata.

Nhiều tiểu thương gồng lỗ

Nhìn chung, không phải tất cả doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng mức độ như nhau. Các doanh nghiệp lớn, có quy mô sản xuất và phân phối lớn, vẫn có thể duy trì hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều tiểu thương chuyên doanh và doanh nghiệp nhỏ lẻ đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn và các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ.

Theo báo cáo từ Vietdata và Metrics, ở phân khúc đầu ngành, các thương hiệu như Hồng Hà, Deli, Plus, Vĩnh Tiến và Campus ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế giảm đáng kể, thậm chí có khi âm hàng trăm triệu đồng.

Thiên Long là điểm sáng hiếm hoi trong ngành văn phòng phẩm khi vẫn duy trì được đà tăng trưởng trong giai đoạn khó khăn này. Doanh thu đến từ các sản phẩm văn phòng phẩm Thiên Long ghi nhận mức tăng trưởng ổn định kể từ 2022, nhận định qua báo cáo doanh nghiệp thực hiện bởi SBS Securities.

Không may mắn như vậy, nhiều chủ kinh doanh văn phòng phẩm nhỏ lẻ lại rơi vào thế “thập diện mai phục". Sự cạnh tranh đặc biệt bắt nguồn từ các sản phẩm Trung Quốc thông qua kênh bán hàng trực tuyến cùng sự chiếm lĩnh thị trường nội địa bởi các “ông lớn" đầu ngành như Thiên Long, Hồng Hà,...

Một số chủ tiệm trên con phố văn phòng phẩm tại Phùng Hưng (quận 5) chia sẻ, 40 năm bán bút mực, sách vở, chưa khi nào lại ế như năm qua (2023). Doanh thu các cửa hiệu văn phòng phẩm tại đây phần lớn đã có sự “tụt dốc" khoảng 20% - 50% so với năm 2022, dù có giữ chân được các mối quen. Không chỉ khách hàng thắt chặt chi tiêu, chi phí vận chuyển và tồn kho ngày càng tăng cũng khiến doanh thu giảm.

2-1705468555.jpg
Thị trường cạnh tranh thời khó khăn không chỉ bày ra thách thức mà còn mang đến nhiều cơ hội.

Lạc quan nhờ giá đầu vào giảm

Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, ngành văn phòng phẩm vẫn có những cơ hội phát triển.

Giá đầu vào của ngành văn phòng phẩm, chẳng hạn như giá nhựa, giấy in,... đã được cải thiện trong thời gian gần đây, nhờ giá trị hợp đồng tương lai PVC tại Trung Quốc giảm khoảng 30%. Đây được coi là bước đà cải thiện biên lợi nhuận đối với các doanh nghiệp.

Chưa kể đến Việt Nam với hơn 95 triệu dân đã vươn lên thành một trong nhóm 13 quốc gia đông dân nhất thế giới, kèm theo là nhu cầu văn phòng phẩm tăng cao. Doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng tiêu dùng và chuyển đổi số để tận dụng các cơ hội này.

Đánh giá động thái của những tập đoàn văn phòng phẩm hàng đầu, Bản tin Doanh nghiệp cuối năm 2023 đã cho thấy tham vọng của Thiên Long khi khai màn chiến lược chuyển đổi số, mở rộng kênh bán hàng từ offline sang online, đánh giá là xu hướng tiêu dùng mới. Điều này có thể tăng cường sự hiện diện của họ trên thị trường và thúc đẩy tốc độ tương tác với khách hàng.

Đối mặt với những thách thức và tận dụng cơ hội, SMEs và các tiểu thương nhỏ lẻ nên hợp nhất nguồn lực, tập trung vào kênh phân phối sản phẩm số và không ngừng cải thiện mẫu mã đa dạng để cạnh tranh hiệu quả. Bằng cách này, họ có thể chứng minh độ linh hoạt và sự độc lập trong môi trường kinh doanh mở cửa của ngành.

Cùng chuyên mục

Doanh nhân Việt chi tiền tỷ tậu Vertu nhưng “trắng tay”
Không chỉ là thiết bị công nghệ, mỗi chiếc điện thoại Vertu còn là một món trang sức xa xỉ độc nhất với giá trị cao cấp. Vì vậy, giới mộ điệu càng cần xác minh nguồn gốc chuẩn xác trước khi quyết định sở hữu món hàng hiệu luxury này.
Visa EB3 - Chương trình định cư Mỹ dành cho lao động phổ thông
Bạn đang ấp ủ giấc mơ Mỹ? Bạn mong muốn tìm kiếm một chương trình định cư Mỹ không yêu cầu bằng cấp cao hay nhiều kinh nghiệm? Visa EB3 chính là con đường lý tưởng cho bạn! Chương trình này mở ra cánh cửa đến với cuộc sống mới tại Hoa Kỳ - đất nước của tự do và cơ hội.

Tin mới

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Tạm giữ giám đốc công ty và tạm hoãn xuất cảnh với 7 người nước ngoài
Liên quan đến vụ nổ lò hơi xảy ra hôm 1/5, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết đã ra lệnh tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Feng Yong (quốc tịch Trung Quốc), Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại gỗ Bình Minh và tạm hoãn xuất cảnh đối với
Bộ TN&MT đã hoàn thành các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024
Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 01/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết, Bộ này đã hoàn thành dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành.