Định lý Fisno nhắc bố mẹ cách làm bạn và lắng nghe con, giúp trẻ ngoan chỉ trong 1 phút
Để việc giao tiếp với con hiệu quả hơn, một chuyên gia tâm lý gợi ý bố mẹ có thể tìm hiểu và tham khảo về Định lý Fisnow.
Mục đích ban đầu của giao tiếp giữa bố mẹ và con cái là thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ, tăng sự gắn kết, để bố mẹ hiểu kịp thời suy nghĩ và hướng dẫn con phát triển tích cực. Nhưng việc lựa chọn sai phương pháp giao tiếp khiến việc này không đạt được mục tiêu mà còn phản tác dụng.
Vì vậy, để việc giao tiếp với con hiệu quả hơn, một chuyên gia tâm lý gợi ý bố mẹ có thể tìm hiểu và tham khảo về "Định lý Fisnow".
Vậy “Định lý Fisnow” là gì?
Fisnow là một nhà quản lý rất thành công. Ông tin rằng lý do tại sao con người có hai tai và chỉ có một miệng là để lắng nghe nhiều và nói ít hơn.
"Định lý Fisno" ủng hộ rằng mọi người khi giao tiếp nên lắng nghe người khác và bản thân nhiều hơn, và nói ít hơn.
Nếu áp dụng giữa bố mẹ và con cái, điều này có nghĩa bố mẹ nên kiên nhẫn lắng nghe và cố gắng để con nói nhiều hơn.
Với tư cách là người biết lắng nghe, lời nói của bố mẹ trong giao tiếp cần ngắn gọn, rõ ràng và thiết thực.
4 vấn đề thường gặp trong giao tiếp giữa bố mẹ và con cái
Chưa chọn đúng thời điểm
Bố mẹ ngày nay rất bận rộn với công việc, việc nhà và giao tiếp xã hội. Biết rằng trò chuyện là cách gắn kết hiệu quả, nhưng không phải phụ huynh nào cũng lựa chọn thời điểm giao tiếp tốt.
Nhiều phụ huynh có xu hướng giáo dục trong bữa ăn, hay thời điểm trẻ cần tập chung để học tập. Tuy nhiên, việc chiếm dụng phần thời gian này là cách không hiệu quả.
Ví dụ, khi trẻ đang cần thời gian để tập trung, lúc này bố mẹ muốn bày tở quan điểm nhiều hơn, vô tình khiến trẻ giảm đi động lực, sự nhiệt tình và hiệu quả lắng nghe kém đi.
Giao tiếp giữa bố mẹ và con cái thường biến thành lớp thuyết giảng
Một phụ huynh cho rằng giao tiếp là truyền đạt nhiều nguyên tắc và khái niệm đúng sai, đôi khi trở thành lớp thuyết giảng, nhưng thực tế cách giao tiếp hiệu quả là nên đối xử bình đẳng với trẻ.
Bố mẹ tập trung vào việc chỉ ra những khuyết điểm của con, sau đó bày tỏ ý kiến của mình, kiểu đối thoại mang tính giáo huấn này khiến mục đích ban đầu đi chệch hướng.
Bố mẹ thường nói nhiều hơn con
Mục đích chính của giao tiếp là để con nói nhiều hơn, bố mẹ có thể tìm hiểu thêm về suy nghĩ của con mình.
Tuy nhiên, nhiều bậc bố mẹ thường để mọi chuyện diễn ra theo chiều hướng khác, để con cái trở thành khán giả và mình trở thành nhân vật chính. Bằng cách này, cả hai bên khó thấu hiểu lẫn nhau.
Hơn nữa, những gì bố mẹ nói có thể không nhất thiết là điều mình muốn con lắng nghe.
Tâm trạng khi giao tiếp giữa bố mẹ và con cái chưa được cân bằng
Nhiều trẻ chắc chắn sẽ cảm thấy lúng túng và phản kháng khi bố mẹ áp đặt quá nhiều trong những lần trò chuyện. Đây cũng là điều bình thường.
Đôi khi bố mẹ muốn truyền đạt nhiều kinh nghiệm và lời khuyên, nhưng điều này có thể khiến con cái cảm thấy bị gò bó và không được lắng nghe. Vì vậy, tìm được sự cân bằng khi giao tiếp với nhau là điều rất quan trọng.
Tâm trạng khi giao tiếp giữa bố mẹ và con cái nên được cân bằng.
"Định lý Fisnow" đưa ra cách để đạt được sự giao tiếp chất lượng cao giữa bố mẹ và con cái
Hãy là người biết lắng nghe
Trong giao tiếp giữa, bố mẹ nên cố gắng trở thành người lắng nghe, kiên nhẫn, bình tĩnh và tập trung để trẻ cảm nhận được rằng thực sự muốn trở thành người lắng nghe.
Hãy để trẻ dám nói và muốn nói. Trong trường hợp này, bố mẹ có thể tìm hiểu thêm về con mình từ ngôn ngữ của trẻ.
Bố mẹ cần nhớ rằng, trẻ thường có xu hướng dễ bộc lộ cảm xúc hơn so với người lớn. Vì vậy, bố mẹ nên tỏ ra thông cảm, không phê phán và tạo không khí tin tưởng, an toàn khi con chia sẻ. Điều này sẽ khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình một cách thoải mái hơn.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên quan sát và lắng nghe cách con trẻ giao tiếp. Từ đó, có thể hiểu rõ hơn về tính cách, sở thích và mối quan tâm của trẻ.
Chỉ khi bố mẹ thật sự lắng nghe và tôn trọng, trẻ mới cảm thấy được an toàn và sẵn sàng mở lòng chia sẻ. Từ đó, mối quan hệ bố mẹ - con cái sẽ trở nên gắn kết và tin cậy hơn.
Nói ngắn gọn, nhẹ nhàng và mạnh mẽ
Sau khi nghe trẻ nói, bố mẹ nên đưa ra cho trẻ một số tóm tắt và câu trả lời, lời nói không nên quá mang tính cá nhân.
Bố mẹ nên bắt đầu từ quan điểm của trẻ, nói điều gì đó đơn giản, dễ hiểu và đầy những gợi ý tích cực. Đừng nói quá nhiều điều vô nghĩa.
Và vào những thời điểm nhất định, thà không nói còn hơn, lúc này im lặng tốt hơn âm thanh. Trẻ thường cảm thấy dễ dàng bày tỏ khi không bị ngắt lời hoặc bị áp đặt quan điểm. Vì vậy, bố mẹ cần biết khi nào nên lắng nghe một cách thấu hiểu, thay vì chỉ trích hoặc đưa ra lời khuyên ngay.
Mặc dù có nhiều thách thức trong giao tiếp giữa bố mẹ và con cái, miễn là bố mẹ trở thành người biết lắng nghe. Sau đó đưa ra một số gợi ý ngắn gọn và thiết thực để việc giao tiếp giữa bố mẹ và con cái sẽ có hiệu quả.
Ví dụ, bố mẹ có thể tóm tắt những điểm chính mà trẻ đã chia sẻ, rồi hỏi trẻ xem có muốn bổ sung thêm hay không. Hoặc đưa ra một vài gợi ý đơn giản và tích cực về cách giải quyết vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy được lắng nghe và sự quan tâm chân thành của bố mẹ.