Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 20/03/2025 07:20 (GMT+7)

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 18/3/2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP về việc phê duyệt nhiệm vụ lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đảm bảo mục tiêu phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai đáp ứng các yêu cầu tăng trưởng

Theo đó, Nghị quyết số 52/NQ-CP nêu rõ, việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo mục tiêu phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai đáp ứng các yêu cầu tăng trưởng liên tục đạt hai con số, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo nền tảng để đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Đồng thời, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, trong đó ưu tiên cho việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, công nghiệp, dịch vụ, phát triển đô thị, duy trì hợp lý diện tích đất trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, chuyển đổi linh hoạt diện tích đất có hiệu quả thấp; đảm bảo diện tích đất các loại rừng, tỷ lệ che phủ rừng, hệ sinh thái tự nhiên, phòng chống thiên tai.

Tiếp tục thực hiện khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng; hạn chế tình trạng suy thoái đất; cải tạo, phục hồi diện tích đất bị thoái hóa gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tập trung điều tra, thu thập thông tin, tài liệu; phân tích đánh giá bổ sung các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh trực tiếp tác động và thực trạng sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực; tổng hợp, phân tích kết quả đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai, ô nhiễm đất, thoái hóa đất của cả nước và các vùng kinh tế - xã hội.

Rà soát, cập nhật bối cảnh trong nước, quốc tế; tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối để xác định các chỉ tiêu sử dụng đất trong nhóm đất nông nghiệp (phân tích, dự báo, xác định diện tích đất trồng lúa đảm bảo yêu cầu về an ninh lương thực quốc gia, có tính đến xuất khẩu, khoanh định vùng chuyên canh trồng lúa; xác định diện tích đất các loại rừng bảo đảm tỷ lệ che phủ, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai…

Đánh giá môi trường chiến lược của Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xây dựng dữ liệu Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bên cạnh đó, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học; tham vấn, lấy ý kiến cộng đồng. Báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền về những vấn đề lớn như: Chỉ tiêu sử dụng đất trồng lúa đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực; Chỉ tiêu sử dụng đất các loại rừng, đảm bảo tỷ lệ che phủ, yêu cầu về sinh thái; Thẩm quyền của Chính phủ trong quyết định điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã được phê duyệt.

Thẩm định và phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Công bố công khai Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bảo đảm nhu cầu sử dụng đất hiệu quả cho các địa phương, các ngành, lĩnh vự

Cũng theo Nghị quyết số 52/NQ-CP, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải bảo đảm nguyên tắc phù hợp với bối cảnh tình hình mới và các quan điểm, chủ trương, chính sách của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất là các chủ trương, chính sách đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số gắn với việc sắp xếp các đơn vị hành chính để dự báo, xác định nhu cầu sử dụng đất.

Việc điều chỉnh phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, đảm bảo tính thống nhất, tính kế thừa, sự đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch quốc gia, ngành quốc gia, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhanh bền vững, bảo đảm kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường; phù hợp với điều kiện, tiềm năng đất đai của từng vùng, từng địa phương.

Nghị quyết yêu cầu đảm bảo việc xử lý chuyển tiếp trong thực hiện và điều chỉnh quy hoạch, tránh tạo ra khoảng trống gây khó khăn trong tổ chức thực hiện.

Bảo đảm nhu cầu sử dụng đất hiệu quả trước mắt cũng như lâu dài cho các địa phương, các ngành, lĩnh vực; phân bổ sử dụng đất phải phù hợp, linh hoạt gắn với yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nước, từng vùng, từng địa phương; đảm bảo tính liên kết liên vùng, liên tỉnh, gắn kết hữu cơ giữa đô thị và nông thôn, chuyển đổi nông thôn mới sang đô thị; gắn kết phát triển hạ tầng với quy hoạch dân cư, giữa công nghiệp hóa với đô thị hóa trên bình diện quốc gia và từng khu vực, địa phương.

Đặc biệt, phải sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, độ che phủ rừng; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện vai trò chủ đầu tư lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo trình tự, thủ tục rút gọn và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Các Bộ, ngành có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong việc cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ; chiến lược, quy hoạch phát triển của ngành có liên quan đến Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cùng với đó báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất; hiện trạng, biến động và kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025; đề xuất nhu cầu sử dụng đất đến năm 2030 và danh mục các công trình, dự án trọng điểm có sử dụng đất trong phạm vi quản lý.

Chính phủ cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong việc cung cấp các thông tin, tài liệu, số liệu của địa phương có liên quan đến lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

Đồng thời, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất; hiện trạng, biến động và kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025; đề xuất nhu cầu sử dụng đất đến năm 2030 và danh mục các công trình, dự án trọng điểm có sử dụng đất.

Cùng chuyên mục

Soi những dự án hạ tầng trọng điểm phía Nam Hà Nội sắp cán đích
Khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội đang vươn mình trở thành một trung tâm mới đầy tiềm năng, nhờ kiến tạo chuỗi hạ tầng y tế, giáo dục, giao thông đồng bộ và hiện đại. Nơi đây hứa hẹn trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Vùng đồng bằng sông Hồng, giảm tải cho Thủ đô, tạo động lực tăng trưởng kinh tế bền vững.
Chính thức giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/2025/NĐ-CP ngày 11/4/2025 quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Theo đó, Nghị định quy định giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024.

Tin mới

Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương hay không?
Khi mất răng, nhiều người sẽ tìm đến phương pháp trồng Implant để khôi phục lại chức năng và thẩm mỹ. Tuy nhiên, một câu hỏi thường xuyên được đặt ra là: “Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương?”. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này và cung cấp những thông tin hữu ích về quy trình trồng Implant ngay sau khi nhổ răng, cũng như những yếu tố cần lưu ý trong quá trình điều trị.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống suy thoái đạo đức, lối sống, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong bối cảnh hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta. Trong đó, tư tưởng về đạo đức cách mạng và phòng chống suy thoái, tham nhũng, tiêu cực có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Bài viết làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đấu tranh phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực; từ đó đề xuất một số giải pháp vận dụng có hiệu quả trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay.
Hé lộ “ốc đảo thiên đường” được ví như “Santorini phiên bản Việt” tại Hải Phòng
Isla Bella - viên ngọc lam giữa lòng đô thị đảo nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực Vinhomes Royal Island Vũ Yên (Hải Phòng), đang khiến giới mộ điệu xôn xao. Không chỉ là chốn nghỉ dưỡng phong cách Địa Trung Hải ẩn mình trong sắc xanh thuần khiết, Isla Bella còn được kỳ vọng khai mở “kỷ nguyên nghỉ dưỡng” 365 ngày/năm tại miền Bắc.