Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 09/11/2021 07:44 (GMT+7)

Dịch bệnh COVID-19 tiếp tục lây lan tại nhiều nước

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 8/11, Bộ Y tế Malaysia cho biết, nước này ghi nhận 4.343 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 2.506.309 ca. Trong 24 giờ qua, Malaysia có thêm 35 ca tử vong, đưa tổng số người không qua khỏi lên 29.291 ca.

Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay ở Langkawi, Malaysia, ngày 16/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay ở Langkawi, Malaysia, ngày 16/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Về chương trình tiêm chủng, riêng trong ngày 7/11, Malaysia đã phân phối được 38.027 liều vaccine ngừa COVID-19. Hiện 78,2% dân số Malaysia đã được tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó 75,2% đã được tiêm đủ 2 liều.

Cùng ngày 8/11, Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) Trung Quốc cho biết, Trung Quốc đại lục ghi nhận 89 ca mắc COVID-19 mới trong ngày trước đó, trong đó 65 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 24 ca nhập cảnh. Các địa phương ghi nhận nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng là Liêu Ninh (20 ca), Hà Nam (18 ca). Không có ca tử vong nào do COVID-19 trong 24 giờ qua tại Trung Quốc đại lục.

Tính đến hết ngày 7/11, Trung Quốc đại lục có tổng cộng 97.823 ca nhiễm, trong đó 4.636 ca tử vong.

Hàn Quốc ngày 8/11 ghi nhận 1.760 ca nhiễm mới, trong đó 1.733 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là lần đầu tiên trong 6 ngày qua, số ca nhiễm mới theo ngày tại Hàn Quốc tăng ở mức dưới 2.000 ca. Lý do được đưa ra là ít người đi xét nghiệm hơn vào cuối tuần. Hiện tổng số ca bệnh tại Hàn Quốc tăng lên 381.694 ca và tổng số người không qua khỏi cũng đã tăng lên 2.980 người sau khi có thêm 13 ca tử vong trong 24 giờ qua.

Dù số ca mắc mới giảm, nhưng giới chức y tế Hàn Quốc vẫn cảnh báo số ca nhiễm mới có thể tăng lên khi các biện pháp giãn cách xã hội đã được nới lỏng. Tuần trước, Chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu thực hiện cơ chế "sống chung an toàn với COVID-19", một phần trong kế hoạch lớn hơn nhằm dỡ bỏ dần dần các biện pháp hạn chế vào cuối tháng 2/2022.

Tại Anh, theo số liệu chính thức công bố ngày 7/11, nước này có thêm 30.305 ca nhiễm mới và 62 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh và tử vong lên lần lượt là 9.301.909 ca và 141.805 ca.

Hiện hơn 87% dân số từ 12 tuổi trở lên ở Anh đã được tiêm chủng ít nhất 1 mũi vaccine, trong đó hơn 79% đã được tiêm đủ 2 mũi. Trong số những người đã tiêm đủ 2 mũi có hơn 17% đã được tiêm mũi vaccine tăng cường (mũi thứ 3).

Để đưa cuộc sống trở lại bình thường, các quốc gia như Anh, Trung Quốc, Đức, Nga, Mỹ... đang nỗ lực thúc đẩy chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.

Cùng chuyên mục

Bão Toraji gần Biển Đông, giật cấp 12
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ, ngày 10/11, vị trí tâm bão Toraji ở vào khoảng 15,1 độ vĩ bắc; 126,9 độ kinh đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines).

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...