Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 13/11/2022 07:47 (GMT+7)

Đề xuất quy định mức 'giá trần' và 'giá sàn' với sách giáo khoa

Theo dõi GĐ&PL trên

Để không ảnh hưởng nhiều đến thực hiện xã hội hóa việc biên soạn SGK mà Nghị quyết 88 của Quốc hội và Luật Giáo dục quy định. Đồng thời, chống độc quyền trong lĩnh vực này, đại biểu Quốc hội đề nghị quy định khung giá, bao gồm giá tối đa, giá tối thiểu.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, chiều ngày 11/11, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Giá (sửa đổi). Theo đó, sách giáo khoa lần đầu tiên được đưa vào danh mục Nhà nước định giá, kiểm soát giá.

Góp ý tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng, sách giáo khoa là mặt hàng có phạm vi ảnh hưởng rộng, tác động trực tiếp đến mọi người dân nên Nhà nước cần điều tiết giá hợp lý.

Cụ thể, theo đại biểu, Nhà nước quy định khung giá tối đa, để các đơn vị phát hành sách tự định giá là hợp lý nhất. Tuy nhiên, cũng cần tính đến yếu tố thị trường của các nhà xuất bản, cạnh tranh để sách giáo khoa có giá hợp lý nhất.

Lưu ý về vấn đề này, đại biều Phạm Văn Hòa cho hay, không thể chấp nhận năm nào cũng có phản ánh về giá, thiếu sách giáo khoa. Người có tiền cũng chưa chắc đã mua được sách và người có thu nhập thấp dĩ nhiên là không mua được. Đồng thời, đại biểu cũng cho rằng, cần có sự vào cuộc của cơ quan quản lý Nhà nước để không còn tình trạng năm nào cũng thiếu sách giáo khoa.

Theo đại biểu, cần có quy định để sách giáo khoa sử dụng trong nhiều năm, việc dùng một năm rồi lại bỏ, rất lãng phí nguồn lực xã hội.

Trong khi đó, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) lại lo ngại, nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh khi dự thảo Luật chỉ đưa ra quy định giá tối đa (giá trần) mà không có giá tối thiểu (giá sàn) với mặt hàng này.

Dẫn chứng về việc này, đại biểu cho hay, việc sách giáo khoa mà biên soạn bằng ngân sách Nhà nước thì có lợi thế hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp tư nhân.

Theo đó, để không ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa mà Nghị quyết 88 của Quốc hội và Luật Giáo dục đã quy định, đồng thời chống độc quyền trong lĩnh vực này, đại biểu đề nghị quy định khung giá bao gồm giá tối đa, giá tối thiểu.

Đại biểu nhấn mạnh, quy định này nhất quán với quy định tại khoản 2, Điều 8, dự thảo Luật về quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh mà Nhà nước quy định khung giá tối đa, giá tối thiểu.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Công Hoàng (Đoàn Thái Nguyên) cho rằng, cần nêu rõ vai trò của Bộ Tài chính trong quản lý giá. Các bộ chỉ phối hợp, sau đó định ra một giá, giá này là giá quy định niêm yết, phải có khung trần và sàn của giá để cho HĐND các tỉnh áp dụng phù hợp với địa phương mình.

Khẳng định đề xuất áp giá sàn đối với sách giáo khoa là một ý kiến hay, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhận định, bây giờ trong tư duy chúng ta luôn luôn nghĩ đến chuyện làm thế nào để quy định mức giá không cao, nhưng chúng ta lại chưa nghĩ đến làm thế nào để ngăn chặn được giá quá thấp.

Khi các doanh nghiệp có tiềm năng muốn thâu tóm thị trường thì dùng thủ đoạn đại hạ giá để đánh bật các đối thủ khác, tạo nên một lợi nhuận độc quyền. Đây cũng là một vấn đề đặt ra trong Luật Giá. Bộ Tài chính sẽ tiếp thu ý kiến này.

Bộ Tài chính sẽ tiếp thu ý kiến này cũng như sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và đào tạo, Ủy ban tài chính ngân sách trong quá trình chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo để có quy định phù hợp.

Cùng chuyên mục

Tây Bắc Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt
Từ ngày 16-17/4, các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C.
Lịch hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5 năm 2024
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông báo 1570/TB-BLĐTBXH về việc đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp.

Tin mới