Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 29/04/2024 07:59 (GMT+7)

Đề xuất giáo viên mầm non là nghề nặng nhọc

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã có trả lời về đề xuất bổ sung giáo viên mầm non vào nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và có thể nghỉ hưu sớm hơn.

Đề xuất giáo viên mầm non là nghề nặng nhọc
Ảnh minh họa.

Theo cử tri tỉnh Bình Định, quy định tuổi nghỉ hưu của nữ giáo viên mầm non (60 tuổi) không phù hợp với thực tế, vì sức khỏe, độ nhanh nhẹn, các thao tác chuyên môn... khó đáp ứng được với yêu cầu công việc.

Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xem xét, đánh giá các yếu tố đặc thù về điều kiện lao động của giáo viên mầm non và bổ sung vào "danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm...".

Việc này để đối tượng này được hưởng chế độ nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với lao động trong điều kiện bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động.

Từ đó, cử tri tỉnh Yên Bái đề nghị xem xét bổ sung giáo viên mầm non vào nhóm có thể nghỉ hưu sớm hơn so với quy định để đảm bảo phù hợp với tính chất đặc thù công việc.

Trả lời ý kiến của cử tri tỉnh Bình Định, Bộ LĐ-TB&XH nêu rõ tại thông tư 29/2021 đã quy định cụ thể về việc bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Cụ thể, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực rà soát nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.

Bên cạnh đó, xem xét ý kiến của người sử dụng lao động để đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục nghề phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ và quản lý trong từng thời kỳ, gửi Bộ LĐ-TB&XH.

Thông tư 11/2020 quy định hằng năm, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, người sử dụng lao động chủ động rà soát, đánh giá danh mục nghề theo phương pháp đã được Bộ LĐ-TB&XH quy định để đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục nghề phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ và quản lý trong từng thời kỳ.

Trên cơ sở đề xuất của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, người sử dụng lao động, Bộ nêu rõ sẽ phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan xem xét, đánh giá điều kiện lao động của các nghề, công việc giáo viên mầm non để có cơ sở xem xét, sửa đổi, bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định.

Cũng theo Bộ LĐ-TB&XH, ngày 15/12/2022, Bộ GD&ĐT có công văn đề nghị bổ sung vào danh mục nghề với 02 nhóm giáo viên mầm non, nhân viên thiết bị, thí nghiệm nhưng không gửi kèm hồ sơ theo các quy định trên nên không có cơ sở xem xét, bổ sung vào danh mục.

Liên quan tuổi nghỉ hưu, Bộ LĐ-TB&XH nêu rõ đã được thảo luận, thống nhất thông qua tại nghị quyết 28/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Thể chế hóa chủ trương tăng tuổi nghỉ hưu tại nghị quyết 28, Quốc hội đã thống nhất ban hành Bộ luật Lao động năm 2019.

Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Bộ luật Lao động năm 2019, vấn đề tuổi nghỉ hưu đã được trao đổi, thảo luận, đánh giá một cách kỹ lưỡng, tổng thể các mặt liên quan.

Vì vậy, Bộ luật Lao động quy định việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu hay điều kiện về tuổi hưởng lương hưu của người lao động không thực hiện tăng ngay lên 62 tuổi với nam, 60 tuổi với nữ mà được điều chỉnh theo lộ trình mỗi năm chỉ tăng thêm 03 tháng với lao động nam và 04 tháng với lao động nữ.

Bên cạnh đó, việc tăng tuổi nghỉ hưu đã xem xét tính đến các yếu tố về tính chất, loại hình lao động, sức khỏe của người lao động.

Với những người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc những người lao động sức khỏe yếu (bị suy giảm khả năng lao động).

Những trường hợp này có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với người làm việc trong điều kiện lao động bình thường (nghỉ hưu sớm hơn tối đa 05 tuổi hoặc 10 tuổi, tùy từng trường hợp).

Thời gian tới, trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, Bộ tiếp tục phối hợp nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung danh mục nghề nhằm đảm bảo thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho người lao động, trong đó có việc làm cơ sở xét điều kiện về tuổi hưởng lương hưu của người lao động.

Cùng chuyên mục

Hạnh phúc của nghề giáo
Nhân dịp Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các giáo viên trẻ đã có những chia sẻ về niềm tự hào và hạnh phúc khi được gắn bó với nghề cao quý này.

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...