Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 22/12/2023 14:12 (GMT+7)

Đề xuất đối tượng chịu phí và người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với khí thải.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Theo Bộ Tài chính, việc xây dựng Nghị định phí BVMT quy định đối với khí thải là cần thiết, nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước, xây dựng hệ thống pháp luật phí đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn BVMT và nhằm từng bước nâng cao ý thức BVMT của tổ chức, cá nhân xả thải và toàn xã hội. Huy động kịp thời, hợp lý nguồn lực từ người xả khí thải để tạo nguồn lực cho hoạt động BVMT đối với không khí.

Điều 88 Luật BVMT quy định có 02 nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí cần phải được quản lý và kiểm soát bụi, khí thải gồm:

Thứ nhất, phương tiện giao thông, máy, thiết bị, công trình xây dựng có phát tán bụi, khí thải.

Đối với nguồn thải này, pháp luật chuyên ngành chưa có quy định để xác định: Tổng khối lượng xả thải, hàm lượng từng chất gây ô nhiễm môi trường trong khí thải; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân xả thải và cơ quan quản lý trong việc đầu tư thiết bị, công nghệ để quản lý nguồn thải này. Vì vậy, nếu quy định thu phí đối với nguồn thải này thì chưa có cơ sở để xác định tổng khối lượng khí thải và số phí phải nộp. Mặt khác, việc quy định thu phí đối với phương tiện giao thông không bảo đảm khả thi, đặc biệt là thu phí đối với xe máy, trong đó phần lớn là phương tiện thiết yếu của người có thu nhập thấp sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.

Thứ hai, cơ sở, dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả khí thải.

Đối với nguồn thải này, pháp luật về BVMT đã quy định đầy đủ hơn về quản lý khí thải đối với nguồn thải này, như: Dự án gây ô nhiễm môi trường lớn phải được cấp giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần (quản lý đầu vào đối với hoạt động xả thải); cơ sở, dự án xả khí thải phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, quan trắc định kỳ,... và báo cáo dữ liệu quan trắc cho cơ quan TNMT (quản lý đầu ra đối với hoạt động xả thải).

Một số ý kiến đề nghị quy định thu phí BVMT đối với tất cả các loại khí thải gây ô nhiễm môi trường và tất cả các nguồn thải nêu trên.

Tuy nhiên, việc quy định thu phí BVMT đối với khí thải phải đảm bảo tính khả thi trong thực hiện, tính hiệu quả và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

Phí BVMT là chính sách thu phí mới; việc xác định số phí BVMT phải nộp (khối lượng khí thải, hàm lượng chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải,…), kê khai, thẩm định số liệu khai phí là khó khăn; cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của các chủ nguồn thải, cơ quan quản lý trong việc quan trắc môi trường của khí thải trong việc: Quan trắc khí thải, cung cấp, báo cáo dữ liệu quan trắc khí thải,… để làm cơ sở cho hoạt động khai, nộp phí BVMT đối với khí thải; đảm bảo công bằng, hợp lý, dễ dàng, thuận tiện cho người nộp phí và cơ quan quản lý thu phí.

Căn cứ quy định pháp luật về BVMT đối với khí thải, tình hình thực tế hoạt động quản lý khí thải hiện nay, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Bộ TNMT đã xây dựng và đề xuất, Bộ Tài chính trình Chính phủ trước mắt quy định người nộp phí là các cơ sở xả khí thải mà pháp luật BVMT quy định có thể kiểm soát được khí thải phát sinh, quy định tại Điều 3 dự thảo Nghị định về đối tượng chịu phí và người nộp phí, như sau: Đối tượng chịu phí BVMT theo quy định tại Nghị định này là bụi, khí thải công nghiệp xả ra môi trường của các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột (2) Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường (sau đây gọi chung là cơ sở xả khí thải).

Người nộp phí BVMT đối với khí thải theo quy định tại Nghị định này là các cơ sở xả khí thải quy định trên.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...