Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 28/10/2021 15:37 (GMT+7)

ĐBQH đề nghị giảm một nửa mức đóng Bảo hiểm thất nghiệp

Theo dõi GĐ&PL trên

Phát biểu trong phiên thảo luận trực tuyến chiều 27/10, ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh) nhắc đến kết dư 3.600 tỷ đồng của quỹ BHTN trong bối cảnh người lao động đối mặt với hàng loạt khó khăn do dịch bệnh gây ra đồng thời đề nghị giảm một nửa mức đóng.

Kết dư bảo hiểm thất nghiệp lớn

Đại biểu Bình cho biết đại dịch COVID-19 lần thứ tư khiến tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm gia tăng. Số liệu thống kê của Cục Việc làm cho thấy đến nay có gần 80.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, 557.000 người bị mất việc, 4,1 triệu người phải tạm nghỉ, tạm ngừng sản xuất, lao động.

Cục Việc làm đưa ra 3 kịch bản: Tốt, bình thường, xấu cho thị trường lao động. Với kịch bản xấu nhất là đến hết năm nếu dịch COVID-19 không được đẩy lùi sẽ có khoảng 40 triệu lao động trong cả nước chịu tác động tiêu cực. Trong đó, các ngành du lịch, dịch vụ, hàng không, vận tải, khu vực phi chính thức sẽ là những ngành gặp khó khăn nhiều nhất.

Tuy nhiên, Đại biểu Bình cũng dẫn báo cáo cho biết số kết dư Quỹ bảo hiểm xã hội chuyển sang năm 2021 gồm 3 quỹ thành phần: ốm đau, thai sản gần 12.800 tỷ đồng, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hơn 53.700 tỷ đồng, quỹ hưu trí, tử tuất trên 789.000 tỷ đồng.

"Đáng chú ý, số kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp liên tiếp tăng và ở mức cao, hiện đã lên tới gần 90.000 tỷ đồng. Mặc dù chi từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm 2020 tăng 49,3% so với 2019 song vẫn kết dư 3.600 tỷ, đây là con số làm tôi hết sức băn khoăn", Đại biểu Bình cho biết.

Theo ông Thạch Phước Bình, trong bối cảnh người lao động lẫn doanh nghiệp đang gặp khó khăn, ngân sách phải gồng gánh chi cho công tác phòng, chống dịch thì nhiều quỹ tài chính độc lập, trong đó có Quỹ bảo hiểm thất nghiệp lại có số kết dư lớn.

Dẫn báo cáo của Chính phủ, ĐB Bình cho biết quỹ bảo hiểm thất nghiệp hiện nay chủ yếu tập trung giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, còn lại 3 chế độ thất nghiệp khác như hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động chiếm tỷ lệ thấp.

ĐBQH đề nghị giảm một nửa mức đóng Bảo hiểm thất nghiệp - Ảnh 1.
ĐBQH Thạch Phước Bình.

Đề nghị giảm một nửa mức đóng BHTN

Trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, Luật Việc làm chưa thể sửa được ngay, ĐBQH Thạch Phước Bình đưa ra một số kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh xã hội có thể dùng quỹ bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp và người lao động.

"Thứ nhất, có thể giảm mức đóng từ 1% xuống còn 0,5% theo quy định của Luật Việc làm. Thứ hai, dành một phần nguồn lực hỗ trợ cho cả doanh nghiệp và người lao động đã tham gia đóng quỹ", ĐBQH đoàn Trà Vinh cho biết.

Diễn giải cho nhận định của mình, ông Bình cho biết theo tính toán của các chuyên gia, chỉ tính riêng bảo hiểm thất nghiệp nếu giảm mức đóng xuống còn 0,5% thì mỗi năm doanh nghiệp và người lao động có khoảng 10.000 tỷ đồng để dành cho sản xuất, kinh doanh cũng như chăm lo đời sống của người lao động.

Về hỗ trợ doanh nghiệp, ông Bình đề nghị việc cân nhắc cho doanh nghiệp vay từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp với mức lãi suất 0%.

Ngoài ra, ông Bình cũng kiến nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét tạm dừng hoặc miễn đóng đoàn phí công đoàn trước mắt từ nay đến cuối năm 2021 đối với các doanh nghiệp có 15% tổng số lao động trở lên tạm thời nghỉ việc thay vì 50% như quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

"Bên cạnh đó, tôi cũng đề nghị đơn giản hóa thủ tục, điều kiện thời gian để người sử dụng lao động có thể được nhận hỗ trợ kinh phí, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động theo quy định tại Điều 47, 48 của Luật Việc làm nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn này", ĐBQH Thạch Phước Bình nói.

Cùng chuyên mục

Sẽ xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng
Trong tờ trình dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành đánh giá Nghị định này đã hoàn thành nhiệm vụ kể từ khi được ban hành. Tuy nhiên, trước những thay đổi của thị trường, Nghị định 24/2012/NĐ-CP cũng cần thay đổi để phù hợp. Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Đào Xuân Tuấn cho biết, một trong những nội dung được đề xuất trong dự thảo sửa đổi là xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC và có thêm nhiều thương hiệu vàng khác.
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; trường hợp cần thiết có thể xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm đúng bản chất của hàng hóa, dịch vụ.

Tin mới

Sẽ xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng
Trong tờ trình dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành đánh giá Nghị định này đã hoàn thành nhiệm vụ kể từ khi được ban hành. Tuy nhiên, trước những thay đổi của thị trường, Nghị định 24/2012/NĐ-CP cũng cần thay đổi để phù hợp. Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Đào Xuân Tuấn cho biết, một trong những nội dung được đề xuất trong dự thảo sửa đổi là xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC và có thêm nhiều thương hiệu vàng khác.
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; trường hợp cần thiết có thể xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm đúng bản chất của hàng hóa, dịch vụ.