Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 24/11/2022 07:44 (GMT+7)

Đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em

Theo dõi GĐ&PL trên

Liên Bộ Y tế và Giáo dục đào tạo vừa ban hành kế hoạch tăng cường triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh trong các cơ sở giáo dục, nhằm tăng tỷ lệ bao phủ mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi và mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp, nguy cơ gia tăng trở lại đồng thời khuyến cáo việc duy trì các biện pháp ứng phó, nhất là tiêm chủng vaccine.

Từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước ghi nhận 9.779.921 ca mắc (chiếm 85% tổng số mắc đợt dịch thứ 4), trong đó riêng 3 tháng đầu năm 2022 ghi nhận 7.833.352 ca mắc (chiếm 80% tổng số ca mắc trong năm) với trung bình có 90.000 ca mắc mới hàng ngày, tuy nhiên số mắc đã giảm mạnh từ tháng Tư đến nay, hiện chỉ còn ghi nhận trung bình 400 ca mắc mới mỗi ngày.

Đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em ảnh 1
Các đại biểu tại Hội nghị trực tuyến công tác tiêm chủng COVID-19 và phòng, chống dịch. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Về số tử vong, từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước ghi nhận 10.775 ca tử vong (chiếm 25% tổng số tử vong đợt dịch thứ 4), trong đó riêng 3 tháng đầu năm 2022 ghi nhận 10.099 ca tử vong (chiếm 93,7% tổng số tử vong trong năm) với trung bình có 112 ca tử vong hàng ngày, tuy nhiên số tử vong đã giảm mạnh từ tháng 4 đến nay, hiện chỉ còn ghi nhận rải rác 1-2 ca tử vong mỗi ngày, nhất là có tuần không ghi nhận tử vong nào.

Theo thống kê của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, kết quả tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi: Tổng số mũi tiêm đã thực hiện là hơn 17,3 triệu mũi, trong đó mũi 1 là hơn 10 triệu mũi, mũi 2 là hơn 7, 2 triệu mũi. Theo mục tiêu đề ra cần thêm 2,6 triệu mũi để đạt tỷ lệ 90%.

Đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em ảnh 2

Có 20/63 tỉnh/thành phố có tỷ lệ tiêm mũi 2 trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt trên 80% gồm: Ninh Bình, Thanh Hoá, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hoà Bình, Lào Cai, Ninh Thuận, Kon Tum, Tiền Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Bên Tre…

Kết quả tiêm chủng cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi: Tổng số mũi tiêm đã thực hiện hơn 23 triệu mũi, trong đó số tiêm mũi 3 là hơn 5,6 triệu mũi (chiếm tỷ lệ 65%), cần tiêm thêm hơn 1,2 triệu mũi để đạt tỷ lệ 80%.

Đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em ảnh 3

Để tăng cường triển khai tiêm vaccine phòng COVID19 cho trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi, liên Bộ Y tế và Giáo dục đào tạo vừa ban hành kế hoạch tăng cường triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh trong các cơ sở giáo dục. Kế hoạch hướng đến mục tiêu tăng tỷ lệ bao phủ vaccine COVID-19 mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi và mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi nhằm tăng cường hiệu quả phòng bệnh.

Theo kế hoạch, tối thiểu 80% trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi trong các cơ sở giáo dục thuộc đối tượng chỉ định được tiêm vaccine COVID-19 mũi 3; Tối thiểu 80% trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong các cơ sở giáo dục thuộc đổi tượng chỉ định được tiêm đủ 2 liều vaccine COVID-19.

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo hai bộ cũng đề nghị các đơn vị chuyên môn báo cáo về công tác phòng, chống dịch bệnh, tiến độ tiêm chủng vaccine, công tác phối hợp triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh, khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp kiểm soát dịch bệnh trong thời gian tới./.

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết về táo bón chức năng ở trẻ
Táo bón là một rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ em, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của trẻ. Theo thống kê, từ 12-14% trẻ em trên toàn cầu mắc phải táo bón, trong đó phần lớn (khoảng 95%) là táo bón chức năng.
Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.
Cơ thể sẽ ra sao khi chúng ta cắt giảm lượng đường?
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo cần phải giảm bớt lượng đường bổ sung vì chúng gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cắt giảm đường nạp vào cơ thể?
Hoại tử chân do tự ý cho ong châm chữa bệnh
Một bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hoại tử khớp gối, sốt cao, nhiễm khuẩn huyết do tự ý dùng ong châm vào khớp gối và đắp thuốc nam để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp.

Tin mới

Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.