Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 23/04/2021 07:19 (GMT+7)

Đài hóa thân quá tải, dân Ấn Độ phải tự đem củi tới lò hỏa thiêu người thân mắc COVID-19

Theo dõi GĐ&PL trên

Một số lò hỏa táng ở Ấn Độ hết gỗ và nhờ người dân nạn nhân COVID-19 tự mang đến, trong bối cảnh các đài hóa thân lúc nào cũng phải làm việc hết công suất.

Các lò thiêu chạy bằng gas và củi tại một lò hỏa táng ở bang Gujarat, miền tây Ấn Độ hoạt động liên tục trong thời gian dài không nghỉ trong đại dịch COVID-19 đến nỗi các bộ phận kim loại bắt đầu nóng chảy, theo Reuters.

Kamlesh Sailor, người đứng đầu nhóm điều hành các lò hỏa táng ở thành phố Surat cho hay: “Chúng tôi đang làm việc 24/24 với 100% công suất để hỏa táng các thi thể đúng giờ".

Với các bệnh viện quá tải, oxy và thuốc men thiếu hụt trong một hệ thống y tế vốn yếu kém, một số thành phố lớn ở Ấn Độ đang ghi nhận số lượng các ca hỏa táng và chôn cất theo đúng quy trình phòng COVID-19 lớn hơn rất nhiều so với con số thống kê người chết vì nCoV, theo nhân viên lò hỏa táng và nhân viên nghĩa trang, truyền thông và dữ liệu từ chính phủ. 

Trong 24h, Ấn Độ ghi nhận hơn 2.000 ca tử vong, theo dữ liệu của Bộ Y tế nước này ngày hôm qua. Đồng thời, số ca mắc mới cũng tăng kỷ lục, gần 300.000 ca trong 24h. Theo số liệu chính thức, gần 180.000 người Ấn Độ đã chết vì COVID-19, 15.000 người trong số đó là trong tháng 4, dù con số thực tế có thể cao hơn.

Mạng xã hội và báo chí Ấn Độ tràn ngập những hình ảnh kinh hoàng về hàng loạt giàn hỏa thiêu và lò thiêu chạy hết công suất.

"Chưa từng thấy nhiều xác chết như vậy"

Đài hóa thân quá tải, dân Ấn Độ phải tự đem củi tới lò hỏa thiêu người thân mắc COVID-19 Ảnh 1
Thân nhân của các nạn nhân COVID tới tại lò hỏa táng Nigambodh Ghat ở New Delhi. Ảnh: AFP.

Ở bang Gujarat, miền tây nước này, nhiều lò hỏa táng ở Surat, Rajkot, Jamnagar và Ahmedabad đang hoạt động suốt ngày đêm với lượng thi thể nhiều gấp 3-4 lần bình thường. 

Tại Surat, thành phố lớn thứ hai của bang Gujarat, lò hỏa táng Sailor’s  Kurukshetra và Umra đã hỏa táng hơn 100 thi thể mỗi ngày theo quy định về phòng COID-19 tuần trước, vượt xa con số người chết mỗi ngày ở thành phố này.

Prashant Kabrawala, đại diện của Narayan Trust, công ty quản lý lò hỏa thiêu Ashwinikumar, từ chối cung cấp số lượng thi thể người chết vì COVID-19 nhưng cho biết số lượng thi thể đã tăng gấp ba lần trong những tuần gần đây.

“Tôi đã thường xuyên đến lò hỏa táng kể từ năm 1987 và tham gia vào hoạt động hàng ngày ở đây kể từ năm 2005, nhưng tôi không thấy quá nhiều xác chết đến để hỏa táng trong suốt những năm qua ngay cả khi bệnh dịch hạch bùng phát năm 1994 và lũ lụt năm 2006", người này nói.

Đài hóa thân quá tải, dân Ấn Độ phải tự đem củi tới lò hỏa thiêu người thân mắc COVID-19 Ảnh 2
Bức ảnh được chụp vào ngày 13/4/2021 cho thấy giàn hỏa thiêu bệnh nhân COVID-19 đang cháy tại một lò hỏa táng ở Surat. Ảnh: AFP.

Các khung sắt bên trong một lò hỏa táng khác ở Surat đã tan chảy vì không có thời gian để các lò nguội. Còn ống khói của một lò hóa thân bằng điện ở thành phố Ahmedabad bị nứt và sụp đổ sau khi được sử dụng liên tục tới 20 giờ mỗi ngày trong hai tuần qua.

“Cho đến tháng trước, chúng tôi đã hỏa táng 20 thi thể mỗi ngày… Nhưng kể từ đầu tháng 4, chúng tôi đã xử lý hơn 80 thi thể mỗi ngày", một quan chức địa phương tại lò hỏa táng Ramnath Ghela cho hay.

Tự đem theo củi hỏa táng người thân

Đài hóa thân quá tải, dân Ấn Độ phải tự đem củi tới lò hỏa thiêu người thân mắc COVID-19 Ảnh 3
Một người khóc, dựa vào cửa sổ kính tại lò hỏa táng ở New Delhi, nơi một thành viên gia đình qua đời vì nhiễm virus đang chuẩn bị được hỏa táng. Ảnh: Reuters.

Tại Lucknow, thủ phủ của bang Uttar Pradesh, dữ liệu từ lò hỏa táng chỉ dành cho người mắc COVID-19 lớn nhất, Baikunth Dham, cho thấy số lượng thi thể đến vào 6 ngày khác nhau trong tháng 4 cao gấp đôi so với dữ liệu của chính phủ về số ca tử vong do COVID-19 của toàn bộ thành phố.

Tại hai lò hỏa táng ở Lucknow, người thân được phát mã số và phải chờ 12 tiếng.

Rohit Singh, người có cha qua đời vì COVID-19, cho biết các quan chức lò hỏa táng đang tính phí khoảng 7.000 rupee (100 USD) - gần gấp 20 lần mức bình thường. Một số lò hỏa táng ở Lucknow hết gỗ và nhờ người dân tự mang đến. Các bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy những chiếc xe kéo bằng điện chất đầy gỗ.

Ở Ghaziabad ngoại ô New Delhi, các hình ảnh trên truyền hình cho thấy những thi thể được bọc trong tấm vải liệm xếp trên các thùng giấy trên vỉa hè với người thân khóc lóc chờ đợi đến lượt. Nơi hỏa táng cuối cùng của họ là thành phố cổ đại Varanasi khi từ xa xưa, người chết đã bị thiêu bên bờ sông Hằng.

Đài hóa thân quá tải, dân Ấn Độ phải tự đem củi tới lò hỏa thiêu người thân mắc COVID-19 Ảnh 4
Mọi người cầu nguyện trước khi chôn cất các nạn nhân chết vì nCov tại một nghĩa địa ở New Delhi. Ảnh: Reuters.

Khi phóng viên AFP đến thăm nghĩa trang Jadid Qabristan Ahle ở thủ đô Ấn Độ - nơi hiện bị phong tỏa một tuần, 11 thi thể được đưa tới trong vòng 3 tiếng Khi hoàng hôn buông xuống, 20 thi thể đã nằm trong lòng đất. 

Tình hình này trái ngược so với hồi tháng 12 năm ngoái và tháng 1 năm nay khi nghĩa trang này vắng vẻ và mọi người nghĩ đại dịch COVID-19 đã kết thúc.

“Bây giờ, có vẻ như virus có chân", Shamim, 38 tuổi, một người bốc mộ nói. "Với tốc độ này, tôi nghĩ nơi này sẽ hết đất trong 3 tới 4 ngày nữa".

Cùng chuyên mục

Bão Toraji gần Biển Đông, giật cấp 12
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ, ngày 10/11, vị trí tâm bão Toraji ở vào khoảng 15,1 độ vĩ bắc; 126,9 độ kinh đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines).

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.