Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 30/11/2023 08:21 (GMT+7)

Đại án Vạn Thịnh Phát: Những buổi họp, bữa cơm trị giá gần 300.000 tỷ đồng

Theo dõi GĐ&PL trên

Trong những cuộc họp và các bữa cơm nội bộ, bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nhiều lần chỉ đạo thân tín lên phương án, tạo lập các hợp đồng hứa mua hứa bán cổ phần khống, thông qua đó rút tiền, chuyển cho các “chân rết” nhằm cắt đứt dòng tiền từ Ngân hàng SCB.

Theo Kết luận điều tra, trong 20 năm hoạt động, bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã mở hơn 1.000 công ty con, công ty thành viên, công ty “ma”, được chia thành nhiều nhóm có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, Ngân hàng SCB được dựng lên như một công cụ huy động tiền gửi của người dân, phục vụ cho mục đích của bà Lan.

Đại án Vạn Thịnh Phát: Những buổi họp, bữa cơm trị giá gần 300.000 tỷ đồng ảnh 1
Ngân hàng SCB được dựng lên như một công cụ huy động tiền gửi của người dân, phục vụ cho mục đích của bà Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát.

Cùng với việc chỉ đạo các Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB qua các thời kỳ ban hành Nghị quyết, Quyết định... có lợi cho cá nhân, pháp nhân thuộc Vạn Thịnh Phát, người phụ nữ này còn ra lệnh cho thân tín họp bàn, lên phương án rút tiền từ Ngân hàng SCB một cách tinh vi.

Trong 10 năm (từ 2012-2022), bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã lập số lượng lớn các hồ sơ vay vốn khống để rút ruột ngân hàng. Vì là các khoản vay khống nên khi đến hạn không trả được nợ, bà Lan và thân tín tiếp tục tạo các khoản vay khống khác, số tiền chiếm đoạt ngày càng nhiều, thiệt hại ngày càng lớn.

Ông Hồ Bửu Phương – Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được xác định có hành vi giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan thực hiện hành vi phạm tội. Trong nhiều năm làm việc dưới trướng, ngoài nhiệm vụ chuyên môn về tài chính, Phương được bà Lan chỉ đạo phối hợp bàn bạc, lên chiêu thức rút ruột SCB.

Trong các cuộc họp và những bữa ăn trưa, ăn tối nội bộ, bà Trương Mỹ Lan nhiều lần chỉ đạo Hồ Bửu Phương phối hợp với Văn phòng HĐQT Vạn Thịnh Phát, bà Nguyễn Phương Anh – nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula tạo lập các hợp đồng hứa mua hứa bán cổ phần do nhóm công ty Nguyễn Phương Anh phụ trách.

Đại án Vạn Thịnh Phát: Những buổi họp, bữa cơm trị giá gần 300.000 tỷ đồng ảnh 2
Công ty Cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula (thuộc Vạn Thịnh Phát) có vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng, là liên danh chủ đầu tư dự án Khu công viên Mũi Đèn Đỏ và nhà ở đô thị rộng gần 118ha ở Q.7, TP.HCM.

Bà Lan giao cho Nguyễn Phương Anh nhiệm vụ theo dõi dòng tiền và phụ trách hoạt động đầu tư, kế toán, tài chính của các công ty thuộc nhóm Peninsula. Bà Trương Mỹ Lan lệnh cho Phương Anh làm đầu mối phối hợp cùng các thân tín của Lan tại Ngân hàng SCB thực hiện hợp thức hoá giấy tờ.

Căn cứ nhu cầu sử dụng tiền của Trương Mỹ Lan do thân tín tại SCB cung cấp, Phương Anh đề nghị Văn phòng HĐQT Vạn Thịnh Phát cung cấp thông tin các công ty, cá nhân đang không có dư nợ, chưa sử dụng đến hoặc thành lập pháp nhân mới để vay vốn SCB, chỉ đạo các nhân viên tại Peninsula thành lập công ty “ma” để hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ, chứng từ.

Sau khi khoản vay được SCB chấp thuận giải ngân, Nguyễn Phương Anh báo cáo Hồ Bửu Phương để xin “giải quỹ" các khoản vay. Các khoản vay này được giải ngân trực tiếp cho các công ty thụ hưởng cuối cùng với giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên.

Phó Tổng Giám đốc Công ty Peninsula phối hợp với thân tín của Trương Mỹ Lan lấy phương án “hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần” khống đã được lập trước đó làm căn cứ chuyển tiền cho các cá nhân và rút tiền. Sau đó, nhóm này lập các chứng từ thu chi để sử dụng các khoản tiền được giải ngân cho mục đích của Trương Mỹ Lan.

Đại án Vạn Thịnh Phát: Những buổi họp, bữa cơm trị giá gần 300.000 tỷ đồng ảnh 3
Sau khi rút ruột ngân hàng SCB, nhóm Vạn Thịnh Phát sẽ lập các chứng từ thu chi để sử dụng các khoản tiền được giải ngân cho mục đích của Trương Mỹ Lan.

Kết quả điều tra xác định, từ 1/2018 – 10/2022, thực hiện chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, Nguyễn Phương Anh đã lập, quản lý, theo dõi, sử dụng 290 pháp nhân và 188 cá nhân để tạo lập hồ sơ 709 khoản vay. Tổng số tiền giải ngân là hơn 411.000 tỷ đồng, đến 17/10/2022 còn dư nợ hơn 534.700 tỷ đồng, bao gồm gốc và lãi.

Căn cứ kết quả xác minh tại Ngân hàng SCB và lời khai các đối tượng liên quan, tài liệu, dữ liệu thu thập được..., xác định hành vi của Nguyễn Phương Anh (và hàng loạt cá nhân khác) giúp sức cho Trương Mỹ Lan tham ô tài sản, liên đới chiếm đoạt số tiền hơn 297.000 tỷ đồng, gây thiệt hại số tiền nợ lãi phát sinh hơn 128.700 tỷ đồng. Con số này gần bằng tổng số tiền bà Lan chiếm đoạt trong vụ án là 304.000 tỷ đồng và lãi phát sinh hơn 129.000 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra xét vai trò của Nguyễn Phương Anh là người làm công hưởng lương, làm theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, không được bàn bạc, trao đổi hoặc hứa hẹn cho hưởng lợi gì ngoài lương, thưởng và chính sách hợp đồng lao động; ăn năn hối cãi, thành khẩn khai báo... nên đề nghị xem xét khi lượng hình.

Đối với Hồ Bửu Phương có hành vi trực tiếp lên phương án, công thức áp đơn giá chuyển nhượng cổ phần, thống nhất với Nguyễn Phương Anh tạo lập hợp đồng khống nhằm hợp thức hoá hồ sơ chuyển tiền, rút tiền giúp sức cho Trương Mỹ Lan thực hiện hành vi tham ô tài sản, gây thiệt hại rất lớn. Phương cũng thừa nhận hành vi phạm tội.

Cùng chuyên mục

Bà Trương Mỹ Lan gửi đơn kháng cáo bản từ trại tạm giam
Ngày 26/4, bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đã làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm vụ án xảy ra tại xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị, tổ chức liên quan.
Gia Lai: Tuyên án người đàn ông đổ xăng đốt 'vợ hờ'
Ngày 16/4, trong phiên tòa xét xử sơ thẩm, Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai tuyên phạt Phan Văn Ty (SN 1975, trú xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) 13 năm tù giam về tội “Giết người” và 9 tháng tù giam về tội "Hủy hoại tài sản”.
Truy tố bị can Trịnh Văn Quyết cùng các đồng phạm
Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) và 49 bị can khác về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thao túng thị trường chứng khoán; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán".

Tin mới

Lễ trọng thể kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức vào sáng 7/5/2024 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức.
Bộ Công thương kiến nghị chưa cho phép lưu hành thuốc lá điện tử
Bộ Công thương vừa có báo cáo gửi Ủy ban Xã hội của Quốc hội về việc thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Trong thời gian chưa ban hành chính sách, Bộ Công thương kiến nghị chưa cho phép lưu hành sản phẩm thuốc lá điện tử tại Việt Nam.