Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 02/10/2021 16:01 (GMT+7)

Đã 2 lần âm tính với Sars-CoV-2, vì sao ca sĩ Phi Nhung vẫn không qua khỏi?

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo quản lý của Phi Nhung, nữ ca sĩ trong quá trình đó đã có lúc tình hình tiến triển tích cực với 2 lần có kết quả âm tính với SARS-CoV-2, tuy nhiên, cuối cùng, nữ ca sĩ vẫn không vượt qua bạo bệnh.

Quản lý của Phi Nhung chia sẻ: “Theo thông báo từ hồ sơ bệnh án, chị đã 2 lần có kết quả âm tính Sars-CoV-2 vào ngày 14 và 22/9. Đó chính là lúc mà chúng tôi hồ hởi thông báo chị khoẻ hơn, kết quả tích cực hơn. Tận sâu trong trái tim mình, chúng tôi đã mong chờ ngày chị về nhà.

Thậm chí, chúng tôi đã lo rằng, chị sẽ phải mất nhiều thời gian để tập hát lại, đi diễn lại. Vì di chứng để lại không hề đơn giản. Có lẽ, 40 ngày nằm viện đã khiến sức khỏe của chị kiệt quệ".

Đã 2 lần âm tính với Sars-CoV-2, vì sao ca sĩ Phi Nhung vẫn không qua khỏi?

Trước đó, chia sẻ với Tiền Phong, TS.BS Trương Dương Tiển – Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu - khu D - Bệnh viện Chợ Rẫy tóm tắt quá trình chữa trị trị của ca sĩ Phi Nhung từ khi được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy vào đêm 26/8. Phi Nhung nhập viện Chợ Rẫy trong tình trạng sốc, tụt huyết áp, thở máy. Ngay khi nhập viện, bệnh nhân đã được lọc máu tích cực, tối ưu máy thở và theo dõi.

Đến ngày 5/9, tình trạng bệnh nhân có cải thiện tích cực, bệnh nhân tỉnh, hiểu và thực hiện được y lệnh của bác sĩ. Có những thời điểm, bác sĩ quyết định chuyển mode thở để giúp bệnh nhân tập thở và cai máy thở.

Tuy nhiên đến đêm ngày 6/9, bệnh nhân bị tràn khí màng phổi 2 bên, chuyển biến xấu.

Ngày 7/9, sau khi hội chẩn, bệnh nhân được phẫu thuật màng phổi 2 bên và đặt ECMO. Sau can thiệp, tình trạng bệnh nhân có cải thiện lên.

Vào ngày 24/9, ê kip chữa trị quyết định phẫu thuật để cầm máu và giải quyết tình trạng tràn khí màng phổi phải cho bệnh nhân.

Đến đêm 27/9, bệnh nhân bắt đầu trở nặng và tụt huyết áp, các bác sĩ đã nỗ lực hồi sức cho bệnh nhân đến sáng ngày 28/9.

Đến trưa 28/9, bệnh nhân bắt đầu yếu dần và trút hơi thở cuối cùng vào lúc 12h15.

Phổi bình phục hoàn toàn sau khi nhiễm SARS-CoV-2 có thể mất 15 năm

Ở giai đoạn 1 của dịch Covid-19, các dữ liệu nghiên cứu cũng đã cho thấy, biến chứng nguy hiểm và phổ biến nhất ở các bệnh nhân nhiễm bệnh là viêm phổi.

Sars-CoV-2 cũng tấn công vào phổi qua 3 giai đoạn cũng giống như SARS: Những ngày đầu mới nhiễm, virus tấn công dồn dập tế bào phổi, chủ yếu là lớp tế bào bảo vệ lông mao, sau đó làm bong tróc lớp bảo vệ này. Khi mất đi lớp bảo vệ, đường hô hấp sẽ bị chất bẩn, dịch lỏng và virus tràn ngập.

Cách thức tấn công này khiến nhiều bệnh nhân Covid-19 bị viêm cả 2 lá phổi. Sau giai đoạn 1, nếu hệ miễn dịch bệnh nhân đủ khoẻ, sẽ hồi phục. Khi sang giai đoạn 3, tổn thương phổi nặng sẽ tiếp tục lan rộng dẫn tới suy hô hấp cấp tính (thở nhanh, khó thở, tím tái…). Trong trường hợp bệnh nhân có hồi phục, phổi sẽ bị tổn thương nặng và không thể phục hồi.

Đã 2 lần âm tính với Sars-CoV-2, vì sao ca sĩ Phi Nhung vẫn không qua khỏi?

Khi một người qua khỏi và bình phục sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp điển hình, như cúm, phổi sẽ phục hồi.

Nhưng ở bệnh nhân Covid-19 nghiêm trọng, cả hai nghiên cứu đều cho thấy quá trình phổi phục hồi không phải lúc nào cũng có thể xảy ra. Sars-CoV-2 không chỉ phá hủy các tế bào trong túi khí, được gọi là phế nang, rất cần thiết cho việc trao đổi oxy và carbon dioxide, mà viêm không được kiểm soát làm suy yếu các tế bào còn lại.

Các chuyên gia nhận định phổi những người bình phục sau nhiễm Sars-CoV-2 có thể trở lại “như bình thường”, khắc phục được tình trạng gắng sức kém (bước nhanh thở hổn hển) sau 6 tháng, nhưng để phổi hồi phục hoàn toàn có thể phải mất đến 15 năm.

Ở những người tổn thương phổi nặng chức năng phổi giảm đi khoảng 20-30%. Do vậy, bệnh nhân xuất viện nên áp dụng các bài tập cho phổi tăng cường thở đồng thời tốt cả cho tim mạch để cơ thể hồi phục từ từ.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.