Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 14/08/2022 14:54 (GMT+7)

Cựu Đại tá Phùng Anh Lê bị tuyên phạt 7 năm 6 tháng tù về tội 'Nhận hối lộ'

Theo dõi GĐ&PL trên

Sau 2 ngày xét xử, sáng 14/8, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Phùng Anh Lê (cựu Đại tá, cựu Trưởng Công an quận Tây Hồ, Hà Nội) 7 năm 6 tháng tù về tội “Nhận hối lộ” theo quy định tại điểm c khoản 2, Điều 354, Bộ luật Hình sự.

Ba bị cáo còn lại trong vụ án đều là cựu cán bộ Công an quận Tây Hồ bị tuyên phạt về tội “Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù” theo quy định tại khoản 1 Điều 378, Bộ luật Hình sự, gồm:

- Nguyễn Đức Châu (cựu Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội) bị phạt 10 tháng 28 ngày tù, bằng thời hạn tạm giam, do đó được trả tự do ngay tại tòa;

- Vũ Công Ngọc (cựu Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội) bị phạt 6 tháng tù treo;

- Lê Đình Trung (cựu Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp) bị phạt 4 tháng 12 ngày tù, bằng thời gian bị tạm giam, được Tòa ghi nhận đã chấp hành án xong.

Bản án sơ thẩm nêu rõ, trong vụ án này, các bị cáo đều được đào tạo trong môi trường Công an, nhưng các bị cáo đã vi phạm các quy định của ngành, của pháp luật, dẫn đến phạm tội, vi phạm các nguyên tắc, quy định của pháp luật, gây hậu quả nghiêm trong, gây ảnh hưởng tiêu cực dến các cơ quan tiến hành tố tụng, gây bức xúc xã hội, cần xử lý nghiêm. Việc truy tố, xử lý nghiêm các bị cáo là cần thiết, nhằm cải tạo giáo dục và phòng ngừa tội phạm nói chung.

Trong số các bị cáo, người phải chịu trách nhiệm chính là bị cáo Phùng Anh Lê. Đáng lẽ bị cáo Lê phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, nhưng bị cáo với động cơ vụ lợi đã tha trái pháp luật đối tượng Nguyễn Hữu Tài (trú tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội - là đối tượng chuyên cho vay nặng lãi).

tm-img-alt
Cựu Đại tá Phùng Anh Lê bị phạt 7 năm 6 tháng tù về tội 'Nhận hối lộ'.

Bị cáo Phùng Anh Lê cho rằng mình bị oan sai, cáo buộc không thuyết phục, bị cáo không nhận tiền hối lộ, nhưng Hội đồng xét xử nhận định, việc truy tố bị cáo là đúng người, đúng tội.

Các bị cáo khác trong vụ án làm theo chỉ đạo của cấp trên, không được hưởng lợi. Họ đã tiếp nhận chỉ đạo trái pháp luật của bị cáo Phùng Anh Lê, thực hiện các mệnh lệnh không đúng pháp luật. Những bị cáo này đã nhận thức được sai phạm, ăn năn hối hận, phạm tội lần đầu… và được Hội đồng xét xử xem xét, cho hưởng tình tiết giảm nhẹ.

Hội đồng xét xử khẳng định, quá trình khởi tố điều tra, truy tố các bị cáo, về cơ bản, các cấp tố tụng đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục.

Căn cứ vào lời khai của các bị cáo tại phiên tòa, chứng cứ, tài liệu trong vụ án, Tòa xác định, mặc dù hồ sơ giam giữ Nguyễn Hữu Tài chưa thu giữ được, nhưng căn cứ vào lời khai của những người liên quan và các tài liệu khác, có thể khẳng định nội dung vụ án như cáo trạng truy tố.

Đối với việc bị cáo Phùng Anh Lê cho rằng không có Quyết định tạm giữ 247 tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Hữu Tài mà chỉ có Quyết định số 247 là quyết định tạm giữ đối tượng có tên Dương Văn Lợi do chính bị cáo ký, Hội đồng xét xử cho rằng, sự việc đối với Tài đã xảy ra từ lâu, trừ bị cáo Phùng Anh Lê, những người khác có thể không nhớ chi tiết, nhưng lời khai của họ cơ bản đều thống nhất nhau, đủ căn cứ khẳng định, thông qua ông Phùng Văn Bảy (chú họ bị cáo Lê), bị cáo Lê đã nhận 110 triệu đồng của người thân Nguyễn Hữu Tài. Sau đó bị cáo Phùng Anh Lê chỉ đạo cấp dưới tha trái pháp luật cho Tài. Đối tượng Tài sau đó bị xác định có hành vi cướp tài sản.

Tòa nhận định, dù biết rõ Tài đang thi hành quyết định tạm giữ, biết việc tha Tài phải có quyết định hủy quyết định tạm giữ, nhưng ba bị cáo là cấp dưới của bị cáo Phùng Anh Lê đã không báo cáo cấp có thẩm quyền về vụ việc. Tuy nhiên, các bị cáo này không được hưởng lợi trong việc tha trái pháp luật đối với Tài. Hành vi của các bị cáo đồng phạm tội "Tha trái pháp luật người bị tạm giam, tạm giữ" là có căn cứ, đúng người, đúng pháp luật, không oan.

Hội đồng xét xử cũng buộc Phùng Anh Lê nộp lại số tiền 110 triệu đồng đã nhận hối lộ để sung công quỹ Nhà nước.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ocean City – Từ “cơn sốt” mạng xã hội đến siêu điểm đến thu hút hàng triệu du khách
Với hơn 1,2 tỷ lượt xem trên TikTok và hơn 1 triệu bài đăng trên Facebook chỉ trong một thời gian ngắn, địa danh Ocean City đã vượt khỏi phạm vi một “cơn sốt mạng” thông thường, từng bước khẳng định vị thế của một trong những tâm điểm du lịch – giải trí – văn hóa có ảnh hưởng mạnh hàng đầu miền Bắc hiện nay.
“Nóng” như Sầm Sơn, đô thị biển xứ Thanh khẳng định vị thế trung tâm du lịch hàng đầu phía Bắc
Chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, thành phố Sầm Sơn đã đón gần một triệu lượt khách – chiếm hơn một nửa tổng lượng khách đến Thanh Hóa, doanh thu ước đạt gần 2 ngàn tỷ đồng. Những con số “biết nói” này một lần nữa khẳng định vị thế vững chắc của “thủ phủ du lịch biển miền Bắc”.
Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương hay không?
Khi mất răng, nhiều người sẽ tìm đến phương pháp trồng Implant để khôi phục lại chức năng và thẩm mỹ. Tuy nhiên, một câu hỏi thường xuyên được đặt ra là: “Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương?”. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này và cung cấp những thông tin hữu ích về quy trình trồng Implant ngay sau khi nhổ răng, cũng như những yếu tố cần lưu ý trong quá trình điều trị.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống suy thoái đạo đức, lối sống, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong bối cảnh hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta. Trong đó, tư tưởng về đạo đức cách mạng và phòng chống suy thoái, tham nhũng, tiêu cực có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Bài viết làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đấu tranh phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực; từ đó đề xuất một số giải pháp vận dụng có hiệu quả trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay.