Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 19/12/2022 14:01 (GMT+7)

Cứ 8 giáo viên thì có 1 người bị tổn thương sức khỏe tâm thần

Theo dõi GĐ&PL trên

Ở Việt Nam, một yếu tố gây áp lực lớn với giáo viên là việc học sinh, phụ huynh sẵn sàng ghi âm, chụp hình và đưa các thông tin lên mạng xã hội một cách thiếu c

Những thách thức của hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần

Tại Hội thảo "Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho giáo viên hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc" vừa được Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, PGS.TS.Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội trích dẫn nghiên cứu ở Việt Nam, trong cộng đồng đang cho thấy cứ 8 người thì có 1 người bị tổn thương sức khỏe tâm thần. Trong đó các vấn đề trầm cảm và lo âu đang là phổ biến nhất (trầm cảm tăng lên 28% và lo âu tăng lên 26%).

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Một nghiên cứu khảo sát tình trạng sức khỏe tâm thần của giáo viên THCS tại Quảng Trị, Huế và TP.HCM cho thấy có 41,1% số giáo viên bắt đầu có những dấu hiệu đáng lưu ý, 22% giáo viên có nguy cơ tổn thương sức khỏe tâm thần cao và khoảng 6,1% giáo viên có sức khỏe tâm thần không tốt. Và cũng giống như các nghiên cứu trên thế giới, hầu hết mọi người không nghĩ đến việc tìm kiếm sự giúp đỡ, và một số người muốn tìm kiếm sự giúp đỡ thì lại không tiếp cận được các dịch vụ cần thiết.

Số liệu cho thấy đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề hơn đến sức khỏe của nữ giáo viên hơn là nam giáo viên. Tuy nhiên, cũng chỉ ra nam giáo viên khó kiểm soát được hành vi cảm xúc hơn giáo viên nữ. Sự hài lòng và tự tin với công việc chuyên môn, số năm kinh nghiệm và sự gắn kết trường học, cam kết với nghề trồng người là những yếu tố giúp bảo vệ sức khỏe tâm thần của các thầy cô.

Việc ghi âm, chụp hình và đưa các thông tin lên mạng xã hội gây áp lực lớn với giáo viên

TS Trần Thành Nam cũng điểm qua một số nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này bao gồm quá tải về các nhiệm vụ công việc, không cảm thấy được ghi nhận với các nhiệm vụ đã hoàn thành; không cân bằng được giữa thời gian dành cho cuộc sống và công việc… Bên cạnh đó, cũng có nhiều nguyên nhân khác như phải thực hiện các nhiệm vụ giấy tờ không cần thiết, phải thu thập quá nhiều số liệu phục vụ công tác quản trị, những yêu cầu không hợp lý từ các cấp quản lý, thiếu các thiết bị hỗ trợ làm việc, những hành vi không thân thiện từ học sinh và phụ huynh học sinh và sự thay đổi quá nhanh về yêu cầu đổi mới và đòi hỏi về năng lực mới. Ngoài ra ở Việt Nam, một yếu tố gây áp lực lớn với giáo viên là việc học sinh, phụ huynh sẵn sàng ghi âm, chụp hình và đưa các thông tin lên mạng xã hội một cách thiếu cân nhắc.

Nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên thường không chia sẻ và tìm kiếm sự hỗ trợ về sức khỏe tâm thần là vì còn nhiều niềm tin thành kiến về vấn đề này. Giáo viên thường tự cho mình ở vị trí phải giáo dục người khác vượt qua những khó khăn về tâm lý nên thể hiện lo lắng là một biểu hiện của sự thiếu năng lực, kém cỏi và yếu đuối; vấn đề trầm cảm là thiếu ý chí, thể hiện sự lười nhác. Nhiều giáo viên vẫn tin rằng cách để chữa bệnh tâm lý chỉ là ăn uống nghỉ ngơi, bổ sung vitamin, đi ra ngoài chơi là khỏi bệnh.

Cách nào để chăm sóc sức khỏe tâm thần cho giáo viên?

Dựa trên những phân tích về thực trạng và nguyên nhân, PGS.TS. Trần Thành Nam đề xuất về một cơ chế để tận dụng các nguồn lực chăm sóc sức khỏe tâm thần hiện tại của hệ thống dịch vụ của y tế và hệ thống của ngành Lao động và Thương binh xã hội. Đề xuất một môi trường kết nối các nhóm đa chức năng.

Ví dụ cần tích hợp và chuyên nghiệp hóa 3 vị trí hỗ trợ sức khỏe tâm thần trong trường học là nhà tham vấn tâm lý, nhà tâm lý học đường và nhân viên công tác xã hội học đường để có thể thiết kế lên bản vẽ của ngôi trường hạnh phúc với các chương trình phòng ngừa, can thiệp và tạo ra một không gian mang tính chữa lành trong trường học.

PGS.TS. Trần Thành Nam cũng kêu gọi sự hợp tác để xây dựng một hệ thống đánh giá sàng lọc các vấn đề tổn thương sức khỏe tâm thần cho giáo viên và học sinh trong toàn hệ thống; phát triển các nhóm hỗ trợ đồng đẳng từ xa, các dịch vụ hỗ trợ chuyên gia trực tuyến, tận dụng các ứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần hiện đang được xuất hiện trên các cửa hàng trực tuyến như App Store hay Google play, phát triển các khóa học mở trực tuyến cho giáo viên.

"Cần đưa một số nội dung giáo dục nhận thức về sức khỏe tâm thần vào nhà trường bao gồm: làm rõ sự kỳ thị về bệnh tâm thần; hiểu biết đúng về bệnh tâm thần; nhận diện một số biểu hiện bệnh tâm thần phổ biến; trải nghiệm cách thức vệ sinh sức khỏe tâm thần đúng; tìm kiếm sự giúp đỡ đúng và duy trì tâm trạng tích cực và tầm quan trọng của một sức khỏe tâm thần tích cực", PGS.TS. Trần Thành Nam khuyến nghị.

Cùng chuyên mục

Thống nhất dạy học 02 buổi/ngày không thu phí đối với các trường tiểu học, THCS
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Thông báo 177-TB/VPTW ngày 25/4/2025 của Văn phòng Trung ương Đảng về Thông báo kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với đại diện Đảng ủy Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương về tình hình thực hiện các Nghị quyết của Trung ương về giáo dục và đào tạo; chuẩn bị nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá giáo dục, đào tạo và một số chủ trương hỗ trợ dạy và học.

Tin mới

Ocean City – Từ “cơn sốt” mạng xã hội đến siêu điểm đến thu hút hàng triệu du khách
Với hơn 1,2 tỷ lượt xem trên TikTok và hơn 1 triệu bài đăng trên Facebook chỉ trong một thời gian ngắn, địa danh Ocean City đã vượt khỏi phạm vi một “cơn sốt mạng” thông thường, từng bước khẳng định vị thế của một trong những tâm điểm du lịch – giải trí – văn hóa có ảnh hưởng mạnh hàng đầu miền Bắc hiện nay.
“Nóng” như Sầm Sơn, đô thị biển xứ Thanh khẳng định vị thế trung tâm du lịch hàng đầu phía Bắc
Chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, thành phố Sầm Sơn đã đón gần một triệu lượt khách – chiếm hơn một nửa tổng lượng khách đến Thanh Hóa, doanh thu ước đạt gần 2 ngàn tỷ đồng. Những con số “biết nói” này một lần nữa khẳng định vị thế vững chắc của “thủ phủ du lịch biển miền Bắc”.
Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương hay không?
Khi mất răng, nhiều người sẽ tìm đến phương pháp trồng Implant để khôi phục lại chức năng và thẩm mỹ. Tuy nhiên, một câu hỏi thường xuyên được đặt ra là: “Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương?”. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này và cung cấp những thông tin hữu ích về quy trình trồng Implant ngay sau khi nhổ răng, cũng như những yếu tố cần lưu ý trong quá trình điều trị.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống suy thoái đạo đức, lối sống, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong bối cảnh hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta. Trong đó, tư tưởng về đạo đức cách mạng và phòng chống suy thoái, tham nhũng, tiêu cực có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Bài viết làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đấu tranh phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực; từ đó đề xuất một số giải pháp vận dụng có hiệu quả trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay.