Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 07/04/2022 09:40 (GMT+7)

Công trình 61 Trần Phú có ảnh hưởng tới không gian văn hóa lịch sử chính trị?

Theo dõi GĐ&PL trên

Liên quan đến diễn biến tại công trình ở 61 phố Trần Phú (Ba Đình-Hà Nội), hiện tại lãnh đạo Thành phố đã yêu cầu tạm dừng thi công, UBND quận Ba Đình có văn bản đề nghị doanh nghiệp giữ lại bức phù điêu ghi dấu sự kiện ngày 19/5/1967 của Thủ đô Hà Nội.

Thông tin từ Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết: Khu đất số 61 phố Trần Phú hiện do Công ty Cổ phần Thiết bị bưu điện là chủ đầu tư quản lý, sử dụng theo Quyết định số 1738 ngày 16/4/2010 của UBND TP.

Khu đất này có tổng diện tích khoảng 9.078m2 trong đó1.555m2 đất nằm trong chỉ giới đường đỏ, không được xây dựng công trình; 7.523m2 đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ sử dụng làm văn phòng làm việc với thời gian thuê đất là 50 năm kể từ ngày 15/11/2004.

Phía Sở Quy hoạch Kiến trúc khẳng định, căn cứ theo các quy định của pháp luật và của thành phố Hà Nội, đơn vị đã chấp thuận Tổng mặt bằng và Phương án kiến trúc công trình đa chức năng (Tổ hợp thương mại, dịch vụ, khách sạn cao cấp) kèm theo Văn bản số 530/QHKT-TMB-PAKT ngày 25/01/2017 với các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Mật độ xây dựng khoảng 50%; Số tầng cao 11 tầng nổi + tum thang kỹ thuật và có 6 tầng hầm; Tổng diện tích sàn nổi khoảng 32.306,6 m², tổng diện tích sàn tầng hầm khoảng 43.023,3 m²; Chiều cao công trình 42,9 m.

Công trình 61 Trần Phú có ảnh hưởng tới không gian văn hóa lịch sử chính trị? ảnh 1
Công trình tại 61 Trần Phú đang giai đoạn phá dỡ.

Đến nay, dự án đầu tư đã được UBND Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 3841/QĐ-UBND ngày 24/6/2017, Quyết định số 4912/QĐ-UBND ngày 25/7/2017 và số 1783/QĐ-UBND ngày 04/5/2020; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại Quyết định số 2182/QĐ-UBND ngày 09/5/2018;

Cục Quản lý Hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng đã có ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở tại Văn bản số 1159/HĐXD-QLDA ngày 08/12/2017, thẩm định thiết kế kỹ thuật phần ngầm tại Văn bản số 07/HĐXD-QLTK ngày 06/01/2020; Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng phần ngầm công trình số 83/GPXD ngày 08/12/2020.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội khẳng định, việc di dời nhà máy ra khỏi khu trung tâm để xây dựng công trình đa năng với các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc nêu trên là phù hợp định hướng đã được Thủ tướng phê duyệt và đã được các cấp có thẩm quyền xem xét, chấp thuận.

Quy mô công trình cần thực hiện đúng quy hoạch được duyệt, tương đồng với công trình Nhà làm việc Quốc hội đã xây dựng tại khu đất đối diện (cao 11 tầng/44,6 m) để không làm ảnh hưởng tới không gian kiến trúc cảnh quan của Khu trung tâm chính trị Ba Đình.

Liên quan đến vấn đề này, UBND quận Ba Đình đã có văn bản số 517/UBND-VHTT gửi Công ty CP Thiết bị bưu điện với nội dung đề nghị Công ty này và các đơn vị liên quan bảo vệ nguyên trạng bức phù điêu tại địa chỉ số 61 phố Trần Phú, phường Điện Biên, quận Ba Đình.

UBND quận cũng đề nghị doanh nghiệp báo cáo UBND TP Hà Nội, Sở Văn hoá và Thể thao, UBND quận Ba Đình phương án di chuyển, bảo vệ và khôi phục bức phù điêu tại vị trí ban đầu trước khi công trình được hoàn thành đưa vào sử dụng.

UBND quận giao phòng Văn hoá và Thông tin, UBND phường Điện Biên phối hợp với Công ty CP Thiết bị bưu điện, các phòng chuyên môn của Sở Văn hoá và Thể thao thực hiện các nhiệm vụ nhằm giữ gìn, bảo vệ bức phù điêu nơi ghi dấu sự kiện ngày 19/5/1967 của Thủ đô Hà Nội.

Bức phù điêu đắp nổi xây dựng trên bức tường của dãy nhà phía mặt đường giao cắt Nguyễn Thái Học - Lê Trực của công trình 4 mặt tiền 61 Trần Phú. Đây là minh chứng lịch sử chính tại địa điểm này, bộ đội dân quân tự vệ thủ đô đã bắn rơi máy bay Mỹ vào ngày 19/5/1967.

Bày tỏ quan điểm của mình trên báo chí, KTS Trần Huy Ánh – Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho biết, chuyển đổi một thành phố hiện đại hoá là tất yếu nhưng có rất nhiều cách để hiện đại hoá. Có rất nhiều thành phố đã hiện đại hoá những công trình lịch sử và đem lại những giá trị, những ích lợi hơn rất nhiều. Trong khi một công trình có giá trị về lịch sử, có giá trị về Cách mạng như vậy lại bị phá huỷ một cách dễ dàng như thế này thì e rằng Hà Nội với định hướng phát triển thành phố thông minh, thành phố sáng tạo nhưng sẽ vô tình quên đi ký ức hào hùng của mình.

Còn kiến trúc sư Phan Thanh Tùng – Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam khẳng định: Hãy trân trọng quá khứ, chúng ta có thể sẽ tăng GDP rất nhiều, Hà Nội sẽ thu được hàng tỷ tiền thuế, nhưng Hà Nội sẽ không có được những công trình như thế nữa.

Công trình 61 Trần Phú có ảnh hưởng tới không gian văn hóa lịch sử chính trị? ảnh 2
UBND quận Ba Đình đề nghị doanh nghiệp giữ lại bức phù điêu rất có giá trị lịch sử.

Trước những thông tin báo chí phản ánh về dự án 61 Trần Phú, ngày 6/4, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã yêu cầu Ban cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo UBND thành phố, các sở, ngành của Thành phố theo chức năng nhiệm vụ được giao khẩn trương có văn bản yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công công trình tại số 61 Trần Phú (quận Ba Đình); đồng thời, tổ chức kiểm tra quy trình, thủ tục triển khai dự án nêu trên. Kết quả thực hiện yêu cầu này phải được báo cáo về Thường trực Thành ủy trước ngày 8/4/2022.

Tối 6/4, UBND TP Hà Nội có văn bản số 1009/UBND-DT​​ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Sở Quy hoạch - Kiến trúc, các sở ngành thành phố liên quan và UBND quận Ba Đình tổ chức kiểm tra, rà soát hồ sơ, quy trình, thủ tục thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình đa chức năng POSTEF tại khu đất số 61 Trần Phú, quận Ba Đình; tổ chức kiểm tra, rà soát hồ sơ, quy trình, thủ tục triển khai dự án tại khu đất 61 Trần Phú; xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có); Báo cáo, đề xuất và dự thảo văn bản của Ban Cán sự Đảng UBND thành phố báo cáo Bí thư Thành ủy về tình hình triển khai và kết quả thực hiện ý kiến ​​chỉ đạo của Bí thư Thành ủy trước ngày 08/4/2022.

Trong khi các sở, ngành thành phố kiểm tra, rà soát và yêu cầu chủ đầu tư (Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện) đình chỉ việc phá dỡ, xây dựng, đầu tư dự án đầu tư xây dựng tại số 61 đường Trần Phú, quận Ba Đình; đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực dự án. Giao UBND quận Ba Đình thông báo để chủ đầu tư biết và thực hiện; tổ chức theo dõi, giám sát việc chấp hành cho đến khi có chỉ đạo mới.

Cùng chuyên mục

Sun Ponte Residence – tổ hợp BĐS đẳng cấp ven sông Hàn chính thức lộ diện
Sun Property (thành viên Tập đoàn Sun Group) giới thiệu ra thị trường dự án Sun Ponte Residence tọa lạc trên quỹ đất hiếm hoi còn sót lại kề bên sông Hàn, Đà Nẵng. Đây là “siêu phẩm” tiếp theo góp phần viết tiếp hành trình kiến tạo phong cách sống mới hiện đại, hội nhập, đầy đủ tiện ích ngay trung tâm thành phố đáng sống bậc nhất Việt Nam.

Tin mới

Mùa hè bùng nổ của cư dân Ocean City với loạt trải nghiệm "du lịch tại chỗ" siêu hấp dẫn
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ khắc nghiệt hơn năm trước. Thay vì xách vali đi “đổi gió” tại các thành phố biển như Nha Trang, Phú Quốc... nhiều cư dân Ocean City lại chọn “du lịch tại chỗ”. Níu chân họ là một loạt lễ hội, sự kiện sôi động, chuỗi tiện ích được nâng tầm, ngay dưới thềm nhà.
Mở rộng các tiện ích trên ứng dụng VNeID
Tại phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số diễn ra mới đây, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an tiếp tục mở rộng các tiện ích trên ứng dụng VNeID và đề xuất ban hành các quy định liên quan.