Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 10/08/2021 08:50 (GMT+7)

Công an Nghệ An: Việc 8 cá thể hổ chết là ngoài ý muốn

Theo dõi GĐ&PL trên

Liên quan đến việc 8/17 con hổ bị Công an Nghệ An thu giữ trước đó tại xã Đô Thành (huyện Yên Thành) chết chưa rõ nguyên nhân, PGĐ Công an tỉnh, cho biết việc các cá thể hổ bị chết là ngoài ý muốn của tất cả lực lượng chức năng tham gia chuyên án.

Trước đó, rạng sáng 4/8, Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh Nghệ An) phối hợp với các đơn vị liên quan bắt quả tang một số cơ sở nuôi nhốt hổ trong nhà dân trên địa bàn xã Đô Thành, huyện Yên Thành, thu giữ 17 cá thể hổ trưởng thành. Tuy nhiên, 8 cá thể hổ đã bị chết sau khi bắt giữ và vận chuyển về nơi nuôi nhốt.

Công an Nghệ An: Việc 8 cá thể hổ chết là ngoài ý muốn

Đại tá Nguyễn Đức Hải cho biết thêm: Hành vi nuôi nhốt động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm được Bộ luật Hình sự quy định tại Điều 244. Cụ thể, trong khoản 3, Điều 244 Bộ luật Hình sự quy định: Nuôi nhốt, săn bắt, giết từ 6 cá thể hổ trở lên thì khung hình phạt từ 10 đến 15 năm tù.Đại tá Nguyễn Đức Hải khẳng định: Đây là loại tội phạm rất nghiêm trọng. Chuyên án này thể hiện sự quyết liệt và quyết tâm của lực lượng Công an Nghệ An trong đấu tranh với loại tội phạm này; từ trước đến nay chưa có chuyên án nào đối với loại tội phạm này lớn như vậy.

Trả lời câu hỏi của một số phóng viên vì sao không bàn giao tạm thời các cá thể hổ cho gia đình người nuôi nhốt hổ để tránh tốn kém cho ngân sách khi hàng ngày tỉnh phải bỏ kinh phí để nuôi, chăm sóc hổ, Đại tá Nguyễn Đức Hải cho biết: "Trong chuyên án này, các cá thể hổ được xem là vật chứng của vụ án, được xử lý theo đúng quy định của pháp luật về vật chứng. Cơ quan công an có các tài liệu thu thập được cho thấy chủ nhà là đối tượng phạm tội, nên việc bàn giao vật chứng cho chủ nhà là không được vì cảnh tỉnh đến việc sẽ bị tiêu hủy, thay đổi vật chứng, ảnh hưởng đến khả năng thụ lý của vật chứng trong vụ án hình sự trên".

Đại tá Nguyễn Đức Hải khẳng định, việc đưa các cá thể hổ bị bắt giữ về nơi nuôi nhốt được cấp phép với điều kiện nuôi nhốt tốt hơn là một trong những giải pháp nhân văn nhất trong thời điểm hiện nay, phù hợp với điều kiện, khả năng của các cơ quan chức năng. Trong chuyên án này, các lực lượng tham gia đã lên kế hoạch một cách rất kỹ lưỡng, có sự tham gia của lực lượng chuyên môn về động vật hoang dã. Tuy nhiên, việc các cá thể hổ bị chết là ngoài ý muốn của tất cả lực lượng chức năng tham gia chuyên án.

Qua vụ việc trên, Công an tỉnh Nghệ An khuyến cáo, người dân cần chấm dứt ngay các hành vi (nếu có) tương tự liên quan đến việc nuôi nhốt, săn bắt động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm. Đây là loại tội phạm rất nghiêm trọng, sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Cùng chuyên mục

Cảnh giác lừa đảo mạo danh Công an yêu cầu tải, cài ứng dụng VNeID giả mạo
Thống kê trong 5 tuần vừa qua (từ 14/10 đến 17/11), tổng đài số 156/5656 do VNCERT/CC vận hành đã tiếp nhận hơn 21.800 phản ánh của người dùng về các cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo. Trong số này, mạo danh Công an yêu cầu tải, cài ứng dụng định danh điện tử VNeID giả mạo là một trong những trò lừa đảo được người dân thông tin nhiều nhất.

Tin mới

Lịch nghỉ lễ năm 2025 của người lao động
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã ban hành Thông báo số 6150/TB-BLĐTBXH ngày 03/12/2024 về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5/2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Khắc phục ít nhất 3/4 tài sản tham ô, người bị kết án tử hình có thể được giảm nhẹ mức án
Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu rõ không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội "Tham ô tài sản", tội "Nhận hối lộ" mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề
Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động là giải pháp quan trọng, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành trong đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề.