Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 27/01/2024 08:07 (GMT+7)

Công an Hà Nội cảnh báo thủ đoạn tạo tin nhắn chuyển tiền thành công

Theo dõi GĐ&PL trên

Mới đây, Công an TP. Hà Nội đã đưa ra khuyến cáo doanh nghiệp, người dân về thủ đoạn tạo tin nhắn chuyển tiền thành công mà tội phạm đang sử dụng. Tội phạm thường nhắm tới chủ các cửa hàng kinh doanh vừa và nhỏ để lừa đảo vờ đặt hàng với số tiền lớn để chiếm đoạt.

Công an Hà Nội cảnh báo thủ đoạn tạo tin nhắn chuyển tiền thành công
Ảnh minh họa.

Cụ thể, trước đó, cơ sở kinh doanh thiết bị âm thanh của anh Đ.V.C. (ở xã Thái Hòa, huyện Ba Vì, Hà Nội) đã nhận được hợp đồng lớn giá trị gần 200 triệu đồng từ một khách hàng mới.

Sau khi thỏa thuận xong hợp đồng mua thiết bị âm thanh, người này ngỏ ý nhờ anh C. hỏi mua hộ 3 chiếc bơm cao áp lắp đặt cho hệ thống chữa cháy tại cơ sở của mình. Nếu mua được giá thấp hơn 75 triệu đồng/máy thì sẽ chia cho anh C. 30% số tiền chênh lệch, đồng thời cung cấp một số điện thoại khác để anh C. liên hệ hỏi mua máy bơm cao áp. Anh C. được người bán máy bơm cao áp báo giá 65 triệu đồng/máy.

Sau khi thông báo lại, người này nhờ anh C. đứng ra mua hộ để ăn chia tiền chênh lệch đồng thời nhắn tin thông báo đã chuyển thành công số tiền 279.000.000 đồng bao gồm số tiền cọc mua thiết bị âm thanh và toàn bộ số tiền mua 3 máy bơm cao áp tới số tài khoản của anh C. có kèm theo hình ảnh chuyển khoản thành công. Liên tục, người bán máy bơm cao áp cũng gọi điện, nhắn tin hối thúc anh C. chuyển khoản tiền mua máy bơm cao áp cho người này.

Ngay khi nhận thông tin vụ việc, Công an xã Thái Hòa đã nhanh chóng, kịp thời liên hệ, đề nghị anh C. không làm theo yêu cầu của các đối tượng; hướng dẫn anh C. xác minh các giao dịch ngân hàng, xác định hoàn toàn không có hoạt động giao dịch chuyển số tiền 279.000.000 đồng vào tài khoản của anh C. Qua đó giúp anh C. nhận diện được 2 đối tượng trên là các đối tượng lừa đảo chuyên nghiệp.

Ngay sau vụ việc, Công an xã Thái Hòa cũng đã tuyên truyền, giải thích cho anh C. và người dân trên địa bàn về thủ đoạn tinh vi các đối tượng lừa đảo như: Sử dụng những từ ngữ chuyên môn trong quá trình giao tiếp với nạn nhân, tạo dựng hình ảnh giả mạo trên các trang mạng xã hội, đưa ra các hình ảnh chuyển khoản tiền thành công, hình ảnh hóa đơn, hình ảnh hợp đồng giả mạo, sử dụng hệ thống nhiều người để giao tiếp với nạn nhân theo từng giai đoạn, liên tục hối thúc nạn nhân thực hiện các giao dịch, đưa ra các điều kiện tạo ra thu nhập hấp dẫn cho nạn nhân…

Các đối tượng lừa đảo đã gây dựng lòng tin đối với nạn nhân đồng thời làm cho nạn nhân không có thời gian để suy nghĩ, hỏi ý kiến những người xung quanh, từ đó yêu cầu nạn nhân chuyển khoản tiền nhằm chiếm đoạt.

Từ vụ việc trên, Công an thành phố đề nghị người dân, nâng cao cảnh giác đối với các hành vi lừa đảo qua mạng internet, mạng viễn thông, thận trọng trong việc giao dịch, chuyển tiền, nhận tiền với người lạ, kiểm tra lại tài khoản ngân hàng của mình khi giao dịch với người khác, không xác nhận giao dịch thông qua hình ảnh.

Khi có nghi ngờ về vụ việc có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần liên hệ ngay với cơ quan công an để được hướng dẫn, xử lý.

Cùng chuyên mục

Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.
Bộ Công an tìm người từng mua kẹo Kera của Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog
Bộ Công an đang yêu cầu các cá nhân, tổ chức đã mua kẹo Kera của Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt liên hệ với cơ quan điều tra để giải quyết vụ việc sản xuất và tiêu thụ hàng giả. Những người liên quan có thể liên hệ với Phòng 3-C01 Bộ Công an tại Hà Nội để được hướng dẫn.

Tin mới

Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.