Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 29/03/2024 09:22 (GMT+7)

Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Trước diễn biến của loại tội phạm trên, Công an TP Hà Nội đã liệt kê 24 thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao sử dụng nhằm cảnh báo đến người dân để nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân.

1 - Giả danh cán bộ cơ quan nhà nước yêu cầu kê khai thông tin cá nhân và chiếm đoạt tài sản qua việc chiếm quyền sử dụng thiết bị, tài khoản ngân hàng.

2- Mời người dân tham gia các hội, nhóm hẹn hò rồi yêu cầu họ mua các gói dịch vụ và chuyển tiền cho đối tượng.

3- Đánh cắp tài khoản mạng xã hội và sử dụng mạo danh để yêu cầu chuyển tiền.

4- Giả danh nhân viên các sàn thương mại điện tử để chiếm đoạt tiền của người mua hàng.

5- Lập công ty, website giả để giới thiệu và lừa đảo người tham gia đầu tư tiền.

6- Lừa đảo thông qua việc tuyển dụng online.

7- Mạo danh nhân viên nhà mạng để yêu cầu thông tin cá nhân và chiếm quyền kiểm soát SIM.

8- Giả danh người nước ngoài trên mạng xã hội để yêu cầu chuyển quà và tiền.

9- Lừa đảo thông qua cuộc gọi video call giả là người thân cần tiền gấp.

10- Giả là nhân viên ngân hàng để lừa đảo thông tin cá nhân và mã OTP.

11- Tạo ra các ứng dụng, website cho vay tiền để lừa đảo người cần vay.

12- Lập các trang mạng xã hội giả để yêu cầu chuyển tiền trợ giúp.

13- Mạo danh các tổ chức kinh doanh để lừa đảo thông tin giao dịch qua email.

14- Giả mạo người mua hàng trên mạng xã hội để chiếm đoạt thông tin tài khoản ngân hàng.

15- Giả mạo nhân viên thẻ tín dụng để chiếm đoạt thông tin thẻ và mã OTP.

16- Giả mạo các cơ quan chính phủ để yêu cầu chuyển tiền với lý do giả mạo.

18- Bán hàng giả trên mạng xã hội và yêu cầu người mua chuyển tiền trước.

19- Lập các fanpage giả để quảng cáo hàng giả.

20- Giả lập trạm BTS để yêu cầu nhập thông tin cá nhân.

21- Giả mạo chương trình quay thưởng để yêu cầu thông tin cá nhân.

22- Lập các group giả dạy học để lừa đảo phụ huynh.

23- Quảng cáo các chương trình trại hè giả để lừa đảo chiếm đoạt.

24- Mạo danh giáo viên hoặc nhân viên y tế để yêu cầu chuyển tiền cho "tai nạn". Gọi điện cho phụ huynh thông báo về việc nợ tiền hàng hóa và yêu cầu chuyển tiền.

Công an TP Hà Nội đề nghị người dân thực hiện các biện pháp như gửi tin nhắn cảnh báo, tăng cường tuyên truyền để nâng cao tinh thần cảnh giác, phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý tội phạm.

Cùng chuyên mục

Bắt tạm giam Phan Thị Lệ Thủy
Phan Thị Lệ Thủy đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức tổ chức chơi biêu (hụi) online.
Cảnh giác chiêu trò giả mạo bán vé máy bay dịp Tết 2025 để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo sử dụng các chiêu trò, thủ đoạn tinh vi bán vé máy bay Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 giá rẻ để lừa khách hàng. Do đó, cơ quan chức năng và các hãng hàng không đã khuyến cáo người dân cần phải tỉnh táo, kiểm tra kỹ lưỡng thông tin trước khi thực hiện giao dịch.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.