Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 24/03/2025 16:35 (GMT+7)

Chuyên gia y tế cảnh báo nguy cơ đột quỵ do hút shisha kéo dài

Theo dõi GĐ&PL trên

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115 Thành phố Hồ Chí Minh đã cứu sống một trường hợp đột quỵ do hút shisha trong thời gian dài.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nam thanh niên 22 tuổi, quê Cà Mau nhập viện trong tình trạng đau đầu dữ dội. Hình ảnh chụp CT scan cho thấy, bệnh nhân bị xuất huyết não. Khi khảo sát thêm bằng cộng hưởng từ, các bác sĩ ghi nhận có huyết khối tại nhiều vị trí trong hệ thống tĩnh mạch não. Tìm hiểu kỹ về bệnh sử, người bệnh có thói quen hút shisha thường xuyên và ngày càng tăng dần trong suốt một năm qua. Sau khi được chẩn đoán và điều trị kịp thời, các bác sĩ đã giúp người bệnh hồi phục hoàn toàn.

Theo bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, hút shisha làm tăng nguy cơ tạo huyết khối bởi trong khói shisha chứa nicotine và carbon monoxide (CO). Nicotine kích thích giải phóng các yếu tố đông máu, làm máu dễ đông hơn (trạng thái tăng đông). Còn CO làm giảm oxy trong máu, gây stress cho hệ tuần hoàn và thúc đẩy hình thành cục máu đông. Theo nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một buổi hút shisha (khoảng 1 giờ) khiến người dùng hít lượng CO gấp 9 lần và nicotine gấp 1,7 lần so với một điếu thuốc lá.

Bên cạnh đó, các chất độc trong khói shisha như kim loại nặng (chì, cadmium) và hợp chất hữu cơ độc hại, gây viêm, tổn thương nội mạc tĩnh mạch. Thành mạch bị tổn thương là nơi lý tưởng để cục máu đông bám vào và phát triển. Hút shisha thường diễn ra trong thời gian dài và ở tư thế ngồi, ít vận động làm chậm lưu thông máu, đặc biệt ở tĩnh mạch chân, tạo điều kiện cho huyết khối hình thành. Đây là yếu tố quan trọng trong “tam giác Virchow” (tăng đông, tổn thương mạch, ứ trệ máu).

Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã cảnh báo shisha gây hại cho hệ tim mạch tương tự hoặc hơn thuốc lá, bao gồm nguy cơ huyết khối.

Cùng chuyên mục

Thuốc giả không lọt vào được các cơ sở khám chữa bệnh
Đây là khẳng định của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế chiều 17/4 khi cung cấp thông tin tới báo chí sau vụ việc Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ 14 đối tượng về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.
Bộ Y tế “tuýt còi” mỹ phẩm của Hana HP Group
Hai sản phẩm mỹ phẩm do Công ty Cổ phần Hana HP Group phân phối chính thức bị đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc. Bộ Y tế xác định các sản phẩm ghi nhãn công dụng không đúng với hồ sơ công bố, tiềm ẩn nguy cơ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
Từ vụ sữa bột giả: Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn diện
Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với 573 nhãn hiệu, Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn diện các hoạt động công bố sản phẩm, điều kiện an toàn thực phẩm.

Tin mới

Thuốc giả không lọt vào được các cơ sở khám chữa bệnh
Đây là khẳng định của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế chiều 17/4 khi cung cấp thông tin tới báo chí sau vụ việc Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ 14 đối tượng về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.