Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 19/04/2022 06:55 (GMT+7)

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đột quỵ ở những người từng nhiễm Covid-19

Theo dõi GĐ&PL trên

Các nhà nghiên cứu về bệnh tật sau khi nhiễm Covid-19 cho thấy những người nhiễm virus đối mặt với nguy cơ suy tim cao hơn 72% sau 12 tháng.

Nếu bạn đã mắc Covid-19 và khỏi bệnh, bạn nghĩ rằng mình đã thoát khỏi vùng nguy hiểm. Nhưng các chuyên gia mới đây tiết lộ những người nhiễm SARS-CoV-2 có nhiều nguy cơ bị đột quỵ chết người hơn.

Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần não bị ngừng. Thường có hai nguyên nhân chính, có thể là do cục máu đông hoặc khi mạch máu cung cấp cho não bị suy yếu, vỡ ra.

Một tình trạng liên quan khác được gọi là cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA), nơi việc cung cấp máu lên não tạm thời bị gián đoạn.

Các nhà nghiên cứu về bệnh tật sau khi nhiễm Covid-19 cho thấy những người nhiễm virus đối mặt với nguy cơ suy tim cao hơn 72% sau 12 tháng.

Ngay cả những người không bị bệnh nặng phải nhập viện cũng có thể phát triển các vấn đề.

Trên tạp chí Nature Medicine, các nhà y học cảnh báo những tác động lâu dài có thể được nhìn thấy đối với tim và hệ thống mạch máu. Chúng bao gồm ngừng tim, suy tim, đột quỵ, nhịp tim không đều, cục máu đông, bệnh mạch máu và rối loạn viêm.

Các chuyên gia đã xem xét dữ liệu của hơn 11 triệu cựu chiến binh Mỹ, bao gồm 154.000 người mắc Covid-19. Họ phát hiện ra những người đã nhiễm Covid-19 một năm trước đó có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đáng kể so với những người không mắc virus này.

Nguy cơ này sau đó tăng lên khi tình trạng của họ nghiêm trọng hơn.

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đột quỵ ở những người từng nhiễm Covid-19

Evelina Grayver, giám đốc sức khỏe tim mạch của phụ nữ tại Northwell Health ở New York, người không tham gia vào nghiên cứu, nói với Fox News: “Có 20 chứng rối loạn tim được chẩn đoán cho những bệnh nhân mắc chứng Covid kéo dài. Thường gặp nhất là tình trạng khó thở, mệt mỏi. Chứng rối loạn nhịp tim mới, hoặc nhịp tim bất thường mà mọi người trải qua, cũng rất đáng kể và có thể trở thành tàn tật cực kỳ nghiêm trọng đối với rất nhiều bệnh nhân.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là thời gian nghiên cứu đã kết thúc trước khi có vaccine. Vì vậy, hầu như tất cả các cựu chiến binh được nghiên cứu đều không tiêm vaccine trước khi mắc Covid-19. Nhưng nghiên cứu này sẽ không bao hàm nếu vaccine làm giảm khả năng phát triển 20 tình trạng trên".

Ziyad Al-Aly, tác giả nghiên cứu cấp cao và trưởng nhóm nghiên cứu tại Hệ thống Chăm sóc Sức khỏe VA St. Louis, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy nguy cơ gia tăng các vấn đề tim mạch ở người già và người trẻ, ở những người mắc bệnh tiểu đường và không mắc bệnh tiểu đường, ở những người bị béo phì và những người không bị béo phì, ở những người hút thuốc và những người không bao giờ hút thuốc. Điều thực sự khiến tôi lo lắng là một số bệnh trong số đó là mãn tính, theo đúng nghĩa đen sẽ 'gây sẹo' cho con người suốt đời. Không giống như bạn thức dậy vào ngày mai và đột nhiên không còn bị suy tim nữa.”

Cùng chuyên mục

Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh dại
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...