Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 11/12/2020 10:31 (GMT+7)

Chữa bỏng bằng nước mắm và rượu, bé trai 2 tuổi bị nhiễm trùng nặng

Theo dõi GĐ&PL trên

Nghe theo lời khuyên của hàng xóm, gia đình đã bôi nước mắm và rượu vào vết bỏng khiến bé trai đau đớn và bị nhiễm trùng nặng hơn.

Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng thuộc Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết vào ngày 10/12, phía bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhi 31 tháng tuổi (trú huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) bị bỏng nước sôi, nhiễm trùng, Pháp luật và Bạn đọc đưa tin.

Theo đó, bệnh nhi là cháu N.T.H. (31 tháng tuổi), được người thân đưa đến bệnh viện trong tình trạng bỏng nước sôi. Người nhà cho biết, bé H. trong khi chơi đùa với anh trai bị ngã vào nồi nước sôi. 

Chữa bỏng bằng nước mắm và rượu, bé trai 2 tuổi bị nhiễm trùng nặng Ảnh 1
Bé H. đang được điều trị tại bệnh viện. Ảnh Zing News.

Nghe theo lời khuyên của hàng xóm, gia đình đã lấy nước mắm và rượu đổ lên người con để làm dịu vết bỏng trước, tránh gây phồng rộp. Tuy nhiên, bé H. la hét trong đau đớn, vết loét nặng hơn nên gia đình vội vàng đưa con tới bệnh viện điều trị, Zing News thông tin.

Tiến sĩ, bác sĩ Thái Văn Bình, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, cho biết cháu H. bị bỏng nặng, diện tích bỏng lên tới 50% cơ thể, độ II, III thân chi. Do gia đình bôi nước mắm và rượu vào vết bỏng nên vết thương bị bào mòn, càng nặng hơn và gây nhiễm trùng, khiến việc điều trị mất nhiều thời gian hơn và gây đau đớn cho trẻ.

Hiện bé H. đang được điều trị tích cực tại bệnh viện.

Trước trường hợp này, bác sĩ Bình khuyến cáo rằng khi bị bỏng nước sôi, việc đầu tiên là phải lập tức xả nước lạnh (không dùng nước đá) trong vòng 15-20 phút, để làm giảm nhiệt độ bề mặt của da, ngăn chặn tình trạng vết bỏng trở nên nặng hơn. 

Sau đó đắp gạc hoặc khăn bông thấm nước lạnh vào vết bỏng để bớt đau. Nếu vết bỏng nhẹ thì bệnh nhân có thể mua thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và tự điều trị tại nhà. Nếu vết bỏng nặng, sưng rộp, nóng rát, tổn thương sâu dưới da thì phải đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.

Tin mới

Yên Bái: 1 người bị sét đánh tử vong
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, người tử vong do sét đánh là ông Mè Văn Th. (sinh năm 1979, ở tổ dân phố Suối Khoáng, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn).