Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 29/08/2020 08:37 (GMT+7)

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đối diện với mức án nào?

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo quy định của Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015, hành vi cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán tài liệu bí mật nhà nước sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này với mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 15 năm tù.

Theo thông tin từ cổng thông tin Bộ Công an, ngày 28/8/2020, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định Khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam (04 tháng), Lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với ông Nguyễn Đức Chung (sinh năm 1967, trú tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội) về hành vi “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước” quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Ông Nguyễn Đức Chung.

Sau khi Viện kiểm sát nhân dân Tối cao phê chuẩn các Quyết định và Lệnh nêu trên, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định và Lệnh theo đúng quy định của pháp luật.

Hiện nay, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang khẩn trương điều tra, làm rõ hành vi sai phạm của các bị can trong vụ án.

Trước đó, cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với các ông: Nguyễn Anh Ngọc (46 tuổi), trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, đang công tác tại phòng thư ký biên tập, tổ giúp việc UBND TP Hà Nội; Nguyễn Hoàng Trung (37 tuổi), trú tại phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, là lái xe của ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TP Hà Nội, đồng thời là chuyên viên phòng Thư ký – biên tập, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội. Các bị can này cùng bị khởi tố về tội “chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước”. Hành vi của các bị can có liên quan đến vụ án Nhật Cường.

Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước, được hiểu là hành vi lấy các tài liệu được xác định là bí mật Nhà nước làm của riêng bằng bất kỳ thủ đoạn nào (tài liệu bí mật Nhà nước là một dạng vật chất đã ghi nhận những thông tin ở dạng thành văn bản, âm thanh, hình ảnh có chứa đựng các nội dung được xác định là bí mật Nhà nước). Hành vi “Chiếm đoạt tài liệu bí mật của Nhà nước” là hành vi vi phạm pháp luật. Để có thể xác định chính xác mức hình phạt đối với hành vi này thì cần căn cứ cụ thể vào kết quả điều tra của Cơ quan điều tra, từ đó xác định động cơ, mục đích, hậu quả của hành vi,…

Trong trường hợp, hành vi có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”; tội “Chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước” theo quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

– Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
– Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

– Có tổ chức;
– Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội danh này là 15 năm tù.

Trong vụ án này, cơ quan điều tra không chỉ xử lý về tội “Chiếm đoạt tài sản liệu bí mật nhà nước” mà còn làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật khác nếu có, đồng thời sẽ làm rõ mục đích chiếm đoạt tài liệu bí mật của nhà nước để làm gì, có dấu hiệu của tội che giấu tội phạm hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác hay không để xử lý vụ án một cách triệt để, đúng pháp luật.

Ngoài ra, cơ quan điều tra sẽ xác định vai trò chủ mưu, giúp sức, xúi giục (nếu có) của từng đối tượng, từ đó làm căn cứ xác định chính xác mức hình phạt đúng người, đúng tội. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Trong một vụ án hình sự có thể có nhiều đồng phạm và thực hiện phạm tội với các vai trò khác nhau. Trong vụ án đồng phạm tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: Người tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức.

Cụ thể, người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Chỉ trong trường hợp phạm tội có tổ chức mới có người tổ chức. Những hành vi thể hiện người đó là đồng phạm với vai trò là người tổ chức như: thành lập tổ chức phạm tội, đưa ra kế hoạch, biện pháp thực hiện tội phạm, chỉ đạo người khác thực hiện tội phạm, điều khiển hành động của những người đồng phạm; đôn đốc, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm….

Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của người đồng phạm

Trước hết, tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm đã gây ra. Bộ luật Hình sự quy định những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về một tội phạm mà họ đã thực hiện, đều áp dụng hình phạt của cùng một tội mà họ thực hiện. Mọi đồng phạm đều bị áp dụng nguyên tắc chung về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và nguyên tắc xác định hình phạt.

Bên cạnh đó, Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm. Theo đó, khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Liên quan vụ án Nhật Cường, đến nay cơ quan điều tra cũng đã khởi tố hơn 20 bị can về các tội danh khác nhau gồm “buôn lậu” theo điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015 và tội “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 221 Bộ luật hình sự năm 2015.

Trong đó có các bị can Nguyễn Tiến Học – nguyên phó giám đốc Sở Kế hoạch – đầu tư Hà Nội, Phạm Thị Kim Tuyến – trưởng phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch – đầu tư và Lê Duy Tuấn – giám đốc kinh doanh Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đông Kinh…

Tổng giám đốc Nhật Cường Bùi Quang Huy được xác định cầm đầu đường dây nhập lậu thiết bị điện tử quy mô lớn, giấu doanh thu hàng nghìn tỉ đồng. Ông Huy bị khởi tố ba tội buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng và rửa tiền, đã trốn khỏi Việt Nam và bị truy nã quốc tế.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định Bùi Quang Huy có hành vi sử dụng tiền do phạm tội buôn lậu đưa vào Công ty Nhật Cường và Nhật Cường Software, hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi, có dấu hiệu tội phạm “rửa tiền” theo quy định tại điều 324 Bộ luật hình sự.

Tại thời điểm khởi tố vụ án vào tháng 5/2019, bị can Bùi Quang Huy đã bỏ trốn và hiện Bộ Công an đang truy nã bị can này ở mức đỏ, cấp độ cao nhất trên toàn thế giới.

Thanh Thanh

Cùng chuyên mục

Đề nghị truy tố cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam
Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị Viện KSND cùng cấp truy tố 254 bị can liên quan đến vụ án sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM, và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.
Vụ án Tân Hoàng Minh: Bị cáo Đỗ Anh Dũng bị đề nghị từ 9-10 năm tù
Chiều 21/3, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Hà Nội đã công bố bản luận tội, đề nghị mức án đối với 15 bị cáo và phương án giải quyết dân sự với 6.630 bị hại trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh.
Trang Nemo buộc phải thi hành án 9 tháng tù
TAND quận 10, TP.HCM thông tin đơn vị này không chấp nhận đơn xin hoãn thi hành án của Trang Nemo, đồng thời đã có thông báo buộc Trang Nemo phải thi hành án 9 tháng tù.

Tin mới

Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.