Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 25/09/2024 06:51 (GMT+7)

Chủ động đưa bố mẹ chồng 500 triệu để lo cho đám cưới em trai, 5 năm sau tôi bật khóc

Theo dõi GĐ&PL trên

Bố mẹ chồng luôn lo lắng cho hôn sự của em, vì nhà gái nói muốn kết hôn thì trước tiên cần phải mua nhà.

Gia đình tôi sống ở thành phố, điều kiện gia đình khá tốt. Tôi là con gái duy nhất của bố mẹ, từ nhỏ đã được các anh trong nhà cưng chiều. Ai cũng mong sau này khi lớn lên tôi có thể tìm được một người đàn ông có điều kiện và yêu thương mình.

Thế nhưng sau khi tốt nghiệp đại học không lâu, tôi lại kết hôn với người đàn ông nhà nghèo, xuất thân ở vùng nông thôn. Gia đình cấm cản kịch liệt nhưng tôi không quan tâm, tôi nghĩ muốn hôn nhân hạnh phúc thì cần được ở bên người mình thích. Không cản được tôi, gia đình đành đồng ý cho mối hôn sự này.

Sợ tôi chịu nhiều thiệt thòi, sau khi cưới, bố mẹ đã cho tôi tiền mua nhà ở thành phố cùng một khoản tiền để làm vốn kinh doanh. Bố mẹ nói rằng muốn tôi sống hạnh phúc, chỉ cần chồng đối xử chân thành với tôi thì họ không quan tâm đến điều gì khác.

Mỗi lần về nhà bố mẹ đẻ, mẹ luôn dặn dò tôi:

- Bố mẹ không thể theo con mãi được. Giờ con đã lấy chồng thì hai vợ chồng cần yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, làm gì cũng nên bàn bạc trước với nhau. Muốn gia đình êm ấm, hạnh phúc thì con cũng cần phải biết kính trọng và hiếu thảo với bố mẹ chồng.

Chủ động đưa bố mẹ chồng 500 triệu để lo cho đám cưới em trai, 5 năm sau tôi bật khóc - 1
Mẹ luôn dặn tôi phải kính trọng và hiếu thảo với bố mẹ chồng. (Ảnh minh họa).

Những lời mẹ dặn tôi luôn ghi nhớ trong lòng. Vì thế, dù sống và làm việc ở thành phố, tôi vẫn thường xuyên gọi điện hỏi thăm sức khỏe bố mẹ chồng, cứ đến dịp lễ Tết lại về quê thăm họ. Mỗi lần về quê, tôi đều chuẩn bị quà cáp kỹ càng và nói rằng đó đều rất rẻ tiền để tránh làm bố mẹ chồng khó xử.

Mẹ chồng là một người phụ nữ truyền thống, tôi rất kính trọng bà, bà cũng quý tôi như con gái. Mỗi lần về, bà thường chuẩn bị trước rất nhiều món ngon cho tôi ăn, không cho tôi giúp việc nhà.

Bố chồng cũng rất quan tâm đến tôi. Vì thế, mối quan hệ của tôi với bố mẹ chồng luôn rất hòa thuận.

Chồng tôi còn có một em trai. Mẹ chồng luôn lo lắng cho hôn sự của em, vì nhà gái nói muốn kết hôn thì trước tiên cần phải mua nhà. Dù yêu cầu này không mấy quá đáng, nhưng khi đó tôi và chồng mới cưới hơn 1 năm, bố mẹ chồng đã chi hết tiền để tổ chức đám cưới rồi. Giờ kiếm tiền để mua nhà cho con trai út nữa rất khó.

Biết lo lắng của bố mẹ chồng, đêm đó tôi đã chủ động đưa cho mẹ chồng 500 triệu để lo cho em trai. Mẹ mừng đến rơi nước mắt và nói gia đình có nàng dâu như tôi là một điều may mắn.

Thực ra, tôi cũng trăn trở lắm, từng muốn giữ khoản tiền này cho riêng mình vì đây là tiền bố mẹ cho tôi khi lấy chồng. Tuy nhiên, mẹ từng nói rằng nếu bố mẹ chồng gặp khó khăn thì tôi phải giúp đỡ nếu có khả năng. Tiền hết có thể kiếm lại được nhưng tình cảm gia đình thì không.

Biết lo lắng của bố mẹ chồng, đêm đó tôi đã chủ động đưa cho mẹ chồng 500 triệu để lo cho em trai. (Ảnh minh họa)

tm-img-alt
Biết lo lắng của bố mẹ chồng, đêm đó tôi đã chủ động đưa cho mẹ chồng 500 triệu để lo cho em trai. (Ảnh minh họa).

Nhờ khoản tiền 500 triệu tôi đưa cùng một khoản tiền tiết kiệm của bố mẹ chồng mà em trai đã mua được nhà và cưới được vợ. Chớp mắt đã 5 năm trôi qua. Cuối tuần vừa rồi, mẹ chồng bỗng gọi điện bảo chúng tôi về quê vì có chuyện cần họp gia đình.

Trong buổi họp gia đình, bố mẹ chồng nói rằng đất ở quê mới bị thu hồi và đã nhận được 3 tỷ đền bù. Bố mẹ muốn chia thành 3 phần. Ông bà sẽ giữ 500 triệu để phòng thân, lo cho tuổi già. Với số tiền còn lại, vì điều kiện của vợ chồng tôi tốt hơn nên bố chồng muốn chia cho vợ chồng em trai phần hơn là 1,5 tỷ.

Đó là tài sản của bố mẹ chồng, họ phân chia thế nào tôi đều tôn trọng, không ý kiến gì. Tuy nhiên, em trai chồng dường như lại có tâm sự.

Trầm ngâm một lúc, em trai chồng lên tiếng:

- Mặc dù gia đình anh trai và chị dâu có điều kiện, chúng con khó khăn hơn, nhưng anh chị đã giúp đỡ chúng con rất nhiều. Bao năm qua, anh chị luôn hiếu thảo với bố mẹ, khoản tiền năm xưa anh chị cho để con mua nhà vẫn chưa, vì thế con nghĩ nên chia cho anh chị phần nhiều ạ.

Những gì em trai nói khiến tôi bật khóc vì cảm động. Bao nhiêu năm qua tôi luôn đối xử chân thành với gia đình nhà chồng, làm vậy là vì tôi yêu chồng nên tôi cũng yêu gia đình anh ấy. Và bây giờ, tôi đã nhận được hồi đáp. Nhưng trên tất cả, tôi tin rằng gia đình muốn hạnh phúc thì phải bao dung và giúp đỡ lẫn nhau.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hà Nội xây mới nhiều trường học đáp ứng yêu cầu đổi mới
Năm học 2024-2025, quy mô giáo dục của thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển, dẫn đầu cả nước với gần 2,3 triệu học sinh, hơn 130.000 cán bộ, giáo viên, 2.913 trường học. Để giải quyết vấn đề thiếu trường lớp trong bối cảnh tốc độ tăng dân số cơ học nhanh, năm học này, Hà Nội đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả cấp học.
Cháo tươi TH true FOOD: Giải pháp dinh dưỡng tươi ngon, tiện lợi cho trẻ và cả gia đình
Tháng 9/2024, Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm Cháo tươi TH true FOOD, chính thức đánh dấu sự gia nhập ngành hàng thực phẩm cho trẻ. “Cháo tươi ngon từ tự nhiên” với công thức chế biến tự nhiên như mẹ nấu đáp ứng nhu cầu gia tăng của các bà mẹ hiện đại bận rộn cần những sản phẩm bổ dưỡng, an toàn và tiện lợi cho bữa ăn hằng ngày của con trẻ và cả gia đình.
Vụ tranh chấp thừa kế tại xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc: Cần làm rõ việc khai nhận di sản thừa kế và trình tự khai nhận sang tên di sản
Diện tích 338m2 nằm trên thửa đất số 305, Tờ bản đồ địa chính số 4 tại thôn Yên Lạc, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc là của cha ông để lại cho cụ Tô Văn Tích sử dụng khi cụ chưa lấy vợ là cụ Nguyễn Thị Lịnh. Năm 1947, cụ Lịnh chết, cụ Tích lấy vợ hai là cụ Lê Thị Dốn. Đến năm 1971, cụ Tích chết, năm 1997, cụ Dốn chết. Khi chết cụ Tích, cụ Lịnh và cụ Dốn không để lại di chúc. Điều đáng nói là bà Tô Thị Cư (con của cụ Tích và cụ Dốn) lại có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cấ