Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 27/06/2023 15:46 (GMT+7)

Cho con chơi mãi một món đồ chơi đừng tưởng là tốt, sẽ dẫn đến giới hạn về sáng tạo và phát triển tư duy 

Theo dõi GĐ&PL trên

Có những món đồ vật mà trẻ nhỏ cực kỳ yêu thích và gần gũi, luôn giữ nó khư khư bên cạnh mà không thể bỏ hoặc thay mới.

Cho con chơi mãi một món đồ chơi đừng tưởng là tốt, sẽ dẫn đến giới hạn về sáng tạo và phát triển tư duy  - 1

Trẻ nhỏ nào cũng thích đồ chơi và sở hữu những món đồ yêu thích của riêng mình. Nhiều đứa trẻ còn xem chúng như "vật bất ly thân", luôn giữ khư khư bên cạnh mà không muốn bỏ hoặc thay mới. Trên thực tế, sự gần gũi quá mức này cũng mang lại những ảnh hưởng ít nhiều đến sức khoẻ thể chất và tâm lý của trẻ.

Trong trường hợp đồ chơi đó là đồ chơi điện tử, việc sử dụng quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về thị lực, đau đầu, mệt mỏi và giảm khả năng tập trung. Ngoài ra, việc sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Hơn nữa, việc trẻ quá gần gũi với một món đồ có thể dẫn đến sự phụ thuộc vào món đồ đó và thiếu sự đa dạng trong hoạt động giải trí. Khi trẻ không được khuyến khích khám phá và tìm hiểu các hoạt động khác, thì trong quá trình trưởng thành sẽ dẫn đến giới hạn về khả năng sáng tạo và phát triển tư duy của bản thân.

Cho con chơi mãi một món đồ chơi đừng tưởng là tốt, sẽ dẫn đến giới hạn về sáng tạo và phát triển tư duy  - 2

Trẻ nhỏ cần được bố mẹ giúp phát triển sự gắn bó lành mạnh với một đồ vật yêu thích (Ảnh minh hoạ Internet).

Ngoài ra, các đồ vật như thú bông, chiếc gối ôm, cái mềnh,... hoặc đồ chơi mà trẻ quá "sùng bái" đến mức không thể nào để nó rời xa thì có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe, bởi vì chúng không được vệ sinh thường xuyên. Việc các đồ vật này bị bẩn hoặc không được vệ sinh đúng cách, có thể trở thành môi trường phát triển cho vi khuẩn và vi rút, gây ra các vấn đề về sức khỏe cho trẻ.

Vì vậy, theo chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi, bố mẹ cần giúp trẻ phát triển sự gắn bó lành mạnh với một thứ đồ vật mà trẻ yêu thích, thay vì quá gần gũi với nó mà làm ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của bản thân.

Đồng thời, chuyên gia khuyến khích các bậc phụ huynh nên tạo điều kiện, động viên trẻ khám phá và tham gia các hoạt động khác nhau để tăng cường khả năng tư duy và sáng tạo của trẻ.

Cho con chơi mãi một món đồ chơi đừng tưởng là tốt, sẽ dẫn đến giới hạn về sáng tạo và phát triển tư duy  - 3

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Cho con chơi mãi một món đồ chơi đừng tưởng là tốt, sẽ dẫn đến giới hạn về sáng tạo và phát triển tư duy  - 4

Vì sao một đứa trẻ có tâm lý "sùng bái" một vật yêu thích (bất ly thân), luôn giữ nó khư khư bên cạnh. Thậm chí dù nó đã hư, cũ rách, dơ bẩn thì vẫn không bỏ đi hay thay đồ mới?

Ở một số trẻ em, các bé có thể gắn bó với một đồ vật thân thuộc nào đó của mình để có thể cảm thấy an toàn, đặc biệt trong những tình huống gây ra lo lắng cho bé, chẳng hạn như chia tách với người thân (đi học), đến môi trường xa lạ (đi du lịch). Tuy nhiên, chúng ta nên gọi nó là vật gắn bó hơn là vật “sùng bái” (fetishtism) vì có thể gây hiểu lầm sang một hành vi tình dục bất thường khác (ái vật).

Nguyên nhân dẫn đến việc một đứa trẻ liên kết sự an toàn, cảm xúc dễ chịu, thoải mái với một đồ vật nhất định, dưới cái nhìn của các nhà tâm lý học hành vi, có thể đến từ việc trẻ tiếp xúc với đồ vật này trong lúc có tâm trạng tốt, cảm thấy hạnh phúc, được xoa dịu, cảm thấy an toàn nhiều lần, khiến cho trẻ nhận thức rằng chính vật đó là cái đã mang lại cảm giác tích cực đó cho mình.

Đồng thời, điều này thường xảy ra ở các bé ít có sự gần gũi, quan tâm của cha mẹ, khiến trẻ cần một thứ gì đó khác để gắn bó thay thế. Hơn nữa, hiện tượng gắn bó thái quá với một đồ vật nhất định thường xảy ra ở những đứa trẻ có đặc điểm tính cách nhút nhát, hay lo lắng.

Cho con chơi mãi một món đồ chơi đừng tưởng là tốt, sẽ dẫn đến giới hạn về sáng tạo và phát triển tư duy  - 5

Thưa chuyên gia, một số tác động tiêu cực tiềm ẩn khi trẻ em trở nên quá gắn bó, tôn thờ một đồ vật là gì?

Trẻ quá gắn bó với một vật nhất định có thể bị lệ thuộc cảm xúc vào vật đó, nghĩa là thiếu vắng vật đó sẽ đem lại sự bất an và lo lắng cho trẻ.

Mà như người lớn chúng ta đã thấy rằng, bất kỳ sự lệ thuộc nào cũng không tốt, vì nó sẽ khiến cho đứa trẻ mất đi sự độc lập và tự chủ của mình, lâu dần khiến trẻ không tin vào những giá trị thực tế mà chỉ tin tưởng duy nhất vào vật đó mà thôi.

Cho con chơi mãi một món đồ chơi đừng tưởng là tốt, sẽ dẫn đến giới hạn về sáng tạo và phát triển tư duy  - 6

Chuyên gia đã gặp trường hợp nào đứa trẻ như vấn đề được nêu? Diễn biến tâm lý của trẻ ra sao khi thứ đồ bất ly thân đó mất đi hoặc bị đổi mới?

Tôi có từng biết đến trường hợp của bé 4 tuổi gắn bó với con gấu bông, là đồ chơi của bé từ khi bé tròn 1 tuổi. Đi đâu, làm gì bé cũng ôm theo, cả lúc ăn, lúc tắm. Khi bé đến trường, bé cũng cần ôm theo con gấu này.

Vì món đồ đã bị cũ, bị rách, không tiện cho bé đem theo đến trường nên đã nhiều lần bị cô giáo nhắc nhở, đó là lý do mà mẹ cô bé quyết định đổi một thú nhồi bông khác to và đẹp hơn cho con, sau đó bỏ con gấu bông này đi.

Tuy nhiên, việc người mẹ tự ý thay mới con gấu yêu thích của con gái mà không thông qua ý kiến của bé, và khi không tìm được con gấu bông cũ của mình thì cô bé đã khóc rất nhiều, thậm chí nhịn ăn và không chịu đến lớp.

Bố mẹ cô bé không biết phải làm sao với con, dù dỗ dành đủ kiểu thì cảm xúc của con vẫn không xoa dịu. Thực ra lúc này, cô bé đang có một cảm giác rất buồn, có nhận thức về sự mất mát trong lòng và có những lo lắng thực sự. Tuy nhiên đôi khi bố mẹ lại luôn nghĩ rằng, vì con còn nhỏ nên không hiểu gì.

Cho con chơi mãi một món đồ chơi đừng tưởng là tốt, sẽ dẫn đến giới hạn về sáng tạo và phát triển tư duy  - 7

Trẻ em nào cũng sẽ có món đồ yêu thích, tuy nhiên thì làm thế nào bố mẹ có thể giúp con cái phát triển sự gắn bó lành mạnh với đồ vật đó?

Trẻ em có những món đồ yêu thích, nhưng thường thì sẽ không quá gắn bó với món đồ đó, trẻ sẽ chuyển chú ý sang các món đồ khác vì tính ưa khám phá thế giới mới mẻ của con. Nhưng nếu như trong quá trình phát triển mà trẻ bị gắn kết quá mạnh với một đồ vật nào đó, thì ba mẹ có thể nên dành khoảng thời gian chất lượng cho con.

Bố mẹ nên chơi cùng con và hướng con đến việc mở rộng sự tương tác với môi trường rộng lớn hơn. Động viên, khích lệ con để con cảm thấy an toàn, đủ tự tin để hướng ra bên ngoài, luôn khẳng định ba mẹ sẽ ở bên cạnh, yêu thương, che chở khi con cần, đảm bảo rằng con không đơn độc.

Tránh trường hợp để con tự lớn, tự vượt qua tất cả những cảm xúc tiêu cực một mình. Vì con thực sự cần được nâng đỡ để vượt qua những khó khăn ấy, đặc biệt là sự chăm sóc của cha mẹ, người thân trong giai đoạn đầu đời, đáp ứng nhạy cảm với những nhu cầu của trẻ.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Quảng Ninh tung chương trình ưu đãi sâu đến 50% cho du khách
Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh-Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm 2024.
Chủ tịch Hà Nam: Đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group sẽ từng bước đưa Phủ Lý thành đô thị đáng sống
Chỉ trong thời gian ngắn, những hạng mục đầu tiên của đại đô thị nghỉ dưỡng quy mô 420ha Sun Urban City của Sun Group đã dần lộ diện: trục cảnh quan lễ hội, Công viên nước Sun World... Ông Trương Quốc Huy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam tin tưởng: “Sun Urban City sẽ làm thay da đổi thịt cho Phủ Lý”.
Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.