Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 30/01/2025 14:29 (GMT+7)

Chiến lược phát triển giáo dục: Đưa đại học Việt Nam thăng hạng quốc tế

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 5 cơ sở giáo dục đại học nằm trong top 500 trường đại học tốt nhất thế giới và 5 cơ sở thuộc nhóm 200 trường đại học hàng đầu châu Á.

tm-img-alt
Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN.

Cùng với đó, đưa Việt Nam vào nhóm 4 quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất khu vực Đông Nam Á và thuộc top 10 quốc gia có hệ thống giáo dục đại học hàng đầu châu Á. Để đạt được mục tiêu này, các cơ sở đào tạo Việt Nam cần triển khai nhiều giải pháp đột phá mới có thể nâng cao chất lượng và thứ hạng trên các bảng xếp hạng quốc tế.

Từng bước cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng

Thạc sĩ Nguyễn Vinh San (Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng), thành viên chủ chốt nhóm thực hiện Bảng xếp hạng đại học Việt Nam - VNUR) cho rằng: Những năm gần đây, các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trên các bảng xếp hạng quốc tế, phản ánh sự nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu. Số lượng các trường đại học góp mặt trong các bảng xếp hạng uy tín thế giới ngày càng tăng lên, vị trí trên bảng xếp hạng cũng được cải thiện đáng kể qua từng năm.

Đặc biệt, các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam còn có mặt trong nhiều loại hình xếp hạng khác nhau của giáo dục đại học như: xếp hạng các đại học phát triển bền vững, xếp hạng theo lĩnh vực đào tạo, xếp hạng nghiên cứu…

Tuy vậy, vị trí trên bảng xếp hạng của các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn, chủ yếu nằm ở quanh TOP 1000, thậm chí là 1500+, chỉ có 1 trường lọt TOP 500 (theo kết quả bảng xếp hạng QS 2025). Điều này phản ánh khoảng cách đáng kể của giáo dục đại học nước ta so với các nền giáo dục hàng đầu thế giới, đòi hỏi Việt Nam phải có các chính sách đủ mạnh để nâng cao vị thế và thứ hạng trong các bảng xếp hạng thế giới.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Vinh San, với tình hình giáo dục đại học hiện nay, để đạt được các mục tiêu xếp hạng đã đề ra, Việt Nam cần có những chính sách mạnh mẽ và phù hợp, tránh sự dàn trải. Các quốc gia thành công trong việc xây dựng các trường đại học đẳng cấp quốc tế, như Trung Quốc, là những tấm gương điển hình.

Việt Nam hiện cũng sở hữu những trường đại học có tiềm năng vươn tầm thế giới như các Đại học Quốc gia, Đại học vùng, hoặc những trường mới được nâng cấp lên Đại học. Các trường này cần được ưu tiên đầu tư, tạo điều kiện về tự chủ để phát triển và đóng vai trò là đầu tàu, giúp đưa giáo dục đại học Việt Nam vươn ra thế giới. Đặc biệt, cần phải xác định và tách riêng nhóm các trường đại học có khả năng vươn tầm quốc tế để đầu tư và hỗ trợ, giúp họ đạt được các tiêu chuẩn quốc tế.

Về phía các cơ sở giáo dục đại học, cần có chiến lược thu hút và đào tạo đội ngũ giảng viên, nhà nghiên cứu có trình độ quốc tế. Đồng thời, cần tạo điều kiện để họ nâng cao năng lực và công bố quốc tế. Các chương trình hợp tác đào tạo và nghiên cứu với các trường đại học hàng đầu thế giới cũng cần được thúc đẩy, với việc xây dựng các chương trình đào tạo linh hoạt, phù hợp với chuẩn quốc tế nhằm thu hút sinh viên.

Đích đến của một cơ sở giáo dục có chất lượng cao

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nghiêm Xuân Huy - Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: Nhìn từ góc độ khoa học giáo dục thì xếp hạng đại học là một phương thức đối sánh để các cơ sở giáo dục cải tiến chất lượng. Đây cũng là một hình thức đảm bảo chất lượng bên ngoài.

Nếu nhìn từ bình diện quốc gia, có thể thấy, năng lực cạnh tranh trong giáo dục đại học ở Việt Nam đã được tăng lên, các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam cũng đang từng bước tiệm cận với những tiêu chuẩn, chất lượng, năng lực về đào tạo và nghiên cứu khoa học của thế giới. Đồng thời, việc có mặt trong các bảng xếp hạng cũng giúp trường tạo ra danh tiếng, hình ảnh để thúc đẩy tuyển sinh, đặc biệt là tuyển sinh quốc tế. Kết quả xếp hạng đại học cũng là một kênh thông tin tốt để người học tham khảo và ra quyết định lựa chọn nơi mình sẽ theo học.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nghiêm Xuân Huy, không nên xem xếp hạng đại học là mục tiêu đầu tiên và cuối cùng của giáo dục, mà nó là kết quả, đích đến tất yếu của một cơ sở giáo dục có chất lượng cao. Dù tham gia bảng xếp hạng nào thì điều đầu tiên cần có là chất lượng xuất sắc, thể hiện thông qua chất lượng của các hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động đào tạo, sự hỗ trợ phát triển cộng đồng của các trường đại học.

Mỗi bảng xếp hạng có một bộ tiêu chí riêng. Vì vậy, các trường đại học cần nghiên cứu và xem xét kỹ các tiêu chí xếp hạng đó để đánh giá sự phù hợp với thế mạnh và chiến lược phát triển của đơn vị mình. Trên cơ sở đó, trường có kế hoạch, giải pháp để thúc đẩy phát triển theo hướng vừa đảm bảo thực hiện mục tiêu chiến lược, vừa tạo ra lợi thế cạnh tranh trong xếp hạng.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nghiêm Xuân Huy nhấn mạnh: Điểm chung của các bảng xếp hạng uy tín trên thế giới hiện nay là đều có trọng số điểm lớn cho chất lượng công bố quốc tế và uy tín học thuật. Nếu muốn tạo được tiền đề và lợi thế khi tham gia xếp hạng đại học, cơ sở giáo dục đại học cần có chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đột phá, trong đó quan tâm đến việc gia tăng chất lượng và số lượng nghiên cứu khoa học, đặc biệt là công bố quốc tế.

Các cơ sở giáo dục nên tính đến những giá trị bền vững khi tham gia các bảng xếp hạng, tránh việc tập trung phần lớn nguồn lực chỉ để theo đuổi một mục tiêu là xếp hạng. Trong các chỉ số phát triển, nên ưu tiên lựa chọn chỉ số để vừa đảm bảo phát triển bền vững, vừa giúp trường tham gia hiệu quả vào các bảng xếp hạng.

Cùng chung quan điểm, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định, xếp hạng quốc tế tuy là xu hướng tất yếu nhưng cần được đánh giá một cách toàn diện, xem xét cả những lợi ích lẫn các hạn chế cần khắc phục. Thay vì chạy theo các chỉ số, các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam nên tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và quản trị để tạo nên những bước phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần xây dựng những dự án lớn mang tính chiến lược nhằm tăng cường ứng dụng và hiệu quả kinh tế của các nghiên cứu khoa học. Ngoài việc coi các công bố khoa học là một tiêu chí đánh giá, cần bổ sung các tiêu chí đo lường tác động của nghiên cứu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều này không chỉ giúp định hướng rõ ràng hơn cho các nhà nghiên cứu mà còn tối ưu hóa giá trị thực tiễn của các nguồn lực đầu tư.

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cũng cho rằng, cần có thêm cơ chế khuyến khích và hỗ trợ các trường đại học trong việc phát triển hệ sinh thái chuyển giao công nghệ. Việc này bao gồm nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn cao và xây dựng mạng lưới hợp tác với doanh nghiệp. Đây là cách để tăng khả năng đưa kết quả nghiên cứu ra thị trường, tạo nguồn thu ổn định và tái đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ. Việc đầu tư đúng hướng và hiệu quả không chỉ giúp các trường đại học nâng cao chất lượng nghiên cứu mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Cùng chuyên mục

“Phủ Xanh Trường Học giúp các em học sinh hiểu được ý nghĩa của việc chung tay bảo vệ môi trường”
Dưới góc nhìn của các thầy cô giáo, chuỗi sự kiện “Phủ Xanh Trường Học” do VinFast tổ chức mang ý nghĩa to lớn khi giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của việc sống xanh ngay từ những bước đi đầu đời, từ đó định hình hành động trong tương lai của thế hệ trẻ theo hướng bền vững hơn.
Hà Nội cấm cắt xén chương trình các môn học
Việc ra đề kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương, không gây áp lực học thêm cho học sinh. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nghiêm cấm cắt xén chương trình các môn học.

Tin mới

Hà Nam phát triển đồng bộ hạ tầng y tế, giáo dục, thu hút nhân lực chất lượng cao
Sau 2 bệnh viện lớn là Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, hàng loạt trường đại học danh tiếng đã lên kế hoạch đầu tư cơ sở 2 tại Phủ Lý, Hà Nam. Đây là kết quả của chiến lược phát triển hạ tầng đồng bộ nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế. Trong đó y tế, giáo dục, nhà ở là những ưu tiên hàng đầu.
Những trải nghiệm bùng nổ cảm xúc tại Ocean BBQ & Brew Festival
Ocean BBQ & Brew Festival - Lễ hội Nướng BBQ & Bia quốc tế diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 21-23/3) tại Làng Sake, Ocean City, đã thu hút 52.000 lượt khách trong nước và quốc tế. Sự kiện tôn vinh tinh hoa ẩm thực Việt Nam và thế giới, khẳng định vị thế của Thành phố điểm đến Ocean City với chuỗi lễ hội đẳng cấp, đồng thời nâng tầm trải nghiệm cho cư dân và du khách.
“Phủ Xanh Trường Học giúp các em học sinh hiểu được ý nghĩa của việc chung tay bảo vệ môi trường”
Dưới góc nhìn của các thầy cô giáo, chuỗi sự kiện “Phủ Xanh Trường Học” do VinFast tổ chức mang ý nghĩa to lớn khi giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của việc sống xanh ngay từ những bước đi đầu đời, từ đó định hình hành động trong tương lai của thế hệ trẻ theo hướng bền vững hơn.
Cảnh báo lừa đảo nhận làm hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại Đà Nẵng
Mới đây, Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng đã có công văn chấn chỉnh công tác xác nhận, tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ đăng ký thuê hoặc mua nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố. Theo đó, Sở Xây dựng Đà Nẵng khuyến cáo các cá nhân, hộ gia đình cảnh giác với các thông tin lừa đảo, nhận làm hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội.
Thời tiết nắng nóng, trẻ dễ mắc những bệnh lý nào?
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở khu vực Nam Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới. Các chuyên gia y tế đưa ra nhận định, nắng nóng, nhiệt độ tăng cao là thời điểm thuận lợi bùng phát một số bệnh về lây nhiễm qua đường tiêu hóa, say nóng, say nắng và các bệnh về da (rôm sảy, viêm da do nhiệt, viêm da dị ứng…).
Điều kiện để di chúc có hiệu lực
Di chúc là giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản của người đó có được sau khi chết. Tuy nhiên, trong thực tiễn có không ít trường hợp người lập di chúc do thiếu hiểu biết pháp luật khiến di chúc được lập không hợp pháp dẫn tới tình trạng tranh chấp, mâu thuẫn giữa những người thừa kế, gây mất tình cảm, đoàn kết.
Hai tổ chức tài chính thuộc chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
Ngày 24/3/2025, Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ,.đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản lý rủi ro môi trường và xã hội, chống biến đổi khí hậu.