Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 12/02/2025 07:37 (GMT+7)

Chế độ ăn uống giúp người bị cúm nhanh hồi phục

Theo dõi GĐ&PL trên

Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra, có các triệu chứng chung như sốt, ho, sổ mũi, đau đầu và mệt mỏi. Bệnh cúm rất dễ lây lan, ai cũng có thể mắc bệnh. Bên cạnh điều trị bằng thuốc, chế độ ăn uống và dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh nhanh hồi phục.

Khi virus xâm nhập vào cơ thể, phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch là viêm. Quá trình viêm xảy ra khi virus nhân lên và phá vỡ các chức năng bình thường. Quá trình này có thể gây sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, đau cơ, nhức đầu, mệt mỏi và đau bụng khi bạn bị cúm.

Cơ thể bạn sử dụng toàn bộ năng lượng, bao gồm cả năng lượng cần thiết để tiêu hóa thức ăn, để chống lại nhiễm trùng. Đó là lý do tại sao bạn thường cảm thấy thay đổi khẩu vị và chán ăn khi bị cúm. Cảm cúm gây mất vị giác, khứu giác do sổ mũi và nghẹt mũi cũng làm giảm cảm giác thèm ăn.

Chế độ ăn uống giúp người bị cúm nhanh hồi phục
Các triệu chứng của cúm là sốt, ho, sổ mũi, đau đầu và mệt mỏi. (Ảnh minh họa).

Bằng cách lựa chọn những thực phẩm phù hợp, bạn có thể tăng cường hệ miễn dịch, bù nước, cung cấp năng lượng và giúp cơ thể chống lại virus cúm hiệu quả hơn.

Thực phẩm giàu protein

- Thịt gà: Cháo gà, súp gà là món ăn truyền thống và quen thuộc giúp người bệnh cúm nhanh hồi phục. Thịt gà là nguồn cung cấp protein dồi dào, dễ tiêu hóa và hấp thu, đồng thời chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

- Trứng: Trứng là nguồn cung cấp protein chất lượng cao, vitamin (A, D, E, B12), khoáng chất (sắt, kẽm) và các chất chống oxy hóa. Trứng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như trứng luộc, trứng rán, trứng ốp la hoặc trứng chưng.

- : Cá hồi, cá thu, cá ngừ và các loại cá béo khác là nguồn cung cấp omega-3, một loại axit béo có tác dụng kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ tim mạch. Cá cũng là nguồn cung cấp protein và các chất dinh dưỡng khác.

- Các loại đậu: Đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ và các loại đậu khác là nguồn cung cấp protein thực vật tuyệt vời, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đậu có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cháo đậu, súp đậu, đậu phụ hoặc sữa đậu nành.

Chế độ ăn uống giúp người bị cúm nhanh hồi phục
Cháo gà, súp gà là món ăn truyền thống và quen thuộc giúp người bệnh cúm nhanh hồi phục. (Ảnh minh họa).

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

- Rau xanh: Các loại rau có màu xanh đậm như rau bina (cải bó xôi), cải xoăn, bông cải xanh, súp lơ xanh, rau diếp cá và rau cải thìa giàu vitamin A, C, K, chất xơ và các chất chống oxy hóa. Rau xanh có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào và hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe.

- Trái cây: Các loại trái cây như cam, chanh, quýt, bưởi, dâu tây, kiwi, xoài và đu đủ giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào và hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe.

- Tỏi: Tỏi chứa allicin, một hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng viêm. Tỏi có thể thêm vào các món ăn hoặc dùng để pha trà tỏi.

- Gừng: Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau họng, buồn nôn và kích thích tiêu hóa. Gừng có thể dùng để pha trà gừng, thêm vào các món ăn hoặc dùng để xông hơi.

Đồ uống nên dùng khi bị cúm

- Nước lọc: Uống đủ nước là vô cùng quan trọng khi bị cúm. Nước giúp bù nước, giảm sốt, loãng đờm, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

- Nước điện giải: Nước điện giải giúp bù nước và các chất điện giải bị mất do sốt cao, đổ mồ hôi, tiêu chảy hoặc nôn mửa.

Chế độ ăn uống giúp người bị cúm nhanh hồi phục
Tăng cường ăn rau xanh và các loại trái cây. (Ảnh minh họa).

- Trà thảo dược: Trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà, trà chanh và trà mật ong có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau họng, giảm ho, giúp thư giãn và dễ ngủ.

- Nước ép trái cây: Nước ép cam, chanh, bưởi, dâu tây và các loại trái cây khác giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe.

Thực phẩm cần tránh khi bị cúm

Khi bị cúm, bạn cần tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán vì thức ăn có nhiều chất béo sẽ khó tiêu hóa hơn và có thể gây buồn nôn nhiều hơn. Bạn cũng nên tránh thực phẩm chế biến sẵn có nhiều natri hoặc đường. Một số loại thực phẩm sau cũng nên tránh:

- Không nên uống sữa vì cơ thể khó chuyển hóa sữa: Ở một số người, nó có thể làm đặc chất nhầy và làm tăng cảm giác buồn nôn.

- Kiêng uống rượu và cà phê: Chúng làm tăng sự mất chất lỏng trong cơ thể dẫn đến mất nước và cản trở chức năng miễn dịch. Cà phê có thể gây mất nước, khiến tình trạng tắc nghẽn mũi xoang trở nên trầm trọng hơn.

- Kombucha: Không có bằng chứng y tế nào cho thấy uống thức uống lên men có lợi cho người cảm cúm. Một số nghiên cứu còn cho thấy tác dụng phụ đáng kể.

- Sữa chua: Sữa khó tiêu hóa và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng buồn nôn. Nên tránh ăn sữa chua trong giai đoạn đầu bị cảm cúm.

- Kem: Món ăn này chứa nhiều đường và sữa khó tiêu hóa và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng buồn nôn.

- Thực phẩm cay: Nó có thể gây khó chịu cho dạ dày cũng như thức ăn quá nhiều dầu mỡ.

Cùng chuyên mục

Mưa trái mùa, nhiều dịch bệnh "tấn công" trẻ
Những ngày gần đây, tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận xuất xuất hiện những cơn mưa trái mùa, thời tiết se lạnh về đêm và sáng. Theo các chuyên gia y tế, thay đổi thời tiết đột ngột có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, dẫn đến dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
"Yoga cho não" giúp cai nghiện rượu
Tại bệnh viện đại học Brugmann ở thủ đô Brussels của Bỉ, một phương pháp điều trị đầy hứa hẹn đang được nghiên cứu và áp dụng cho những bệnh nhân nghiện rượu nặng: Neurofeedback.

Tin mới

Nhận cuộc gọi từ SĐT 0776506666, người phụ nữ chuyển hơn 600 triệu vào 2 số tài khoản lừa đảo này
Thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh, ngày 18/2/2025, Phòng Cảnh sát hình sự cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận đơn tố giác tội phạm của chị L.P.D (30 tuổi, trú tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long (thông tin của nạn nhân đã được thay đổi) về việc chị bị lừa đảo, chiếm đoạt hơn 600 triệu đồng.
Hôm nay xăng dầu đồng loạt tăng giá
Từ 15 giờ ngày 20/02, giá xăng E5 RON92 tăng 257 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 257 đồng/lít; dầu hỏa tăng 40 đồng/lít. Ngược lại, giá dầu diesel giảm 10 đồng/lít và dầu mazut giảm 183 đồng/lít.
Những quy định mới về BHYT áp dụng từ năm 2025
Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2024 sửa đổi, bổ sung sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. Theo đó, năm 2025 nhiều quy định mới về BHYT sẽ có hiệu lực thi hành và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc khám chữa bệnh BHYT của người tham gia.