Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 11/02/2025 15:28 (GMT+7)

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi

Theo dõi GĐ&PL trên

Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh sởi vẫn có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Cùng với đó, tỷ lệ mắc các hội chứng cúm, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính cũng gia tăng từ cuối năm 2024, nhất là tại các quốc gia trong khu vực Bắc bán cầu.

Trong nước, mặc dù số trường hợp mắc cúm có gia tăng cục bộ từ cuối năm 2024 và trong thời gian dịp Tết Nguyên đán năm 2025, tuy nhiên không có sự gia tăng đột biến so với số mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây. Các chủng cúm chủ yếu vẫn là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

Bệnh sởi hiện có xu hướng giảm so với tháng 12/2024, nhưng vẫn gia tăng cục bộ tại một số địa phương.

Hiện nay, đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông xuân với điều kiện khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển, dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc như cúm mùa, sởi, sốt phát ban...

Bên cạnh đó, thời gian này cũng là mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao; người dân thương tập trung đông tại các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí và các khu vực công cộng, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.

Đồng thời, chỉ đạo việc đảm bảo kinh phí và huy động sự tham gia của chính quyền địa phương các cấp, các ban, ngành, đoàn thể để triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là triển khai kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch bệnh sởi trên địa bàn.

UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan chỉ đạo việc thực hiện rà soát đối tượng tiêm chủng để tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ các mũi vaccine phòng bệnh sởi; tiếp tục duy trì và tăng cường tỷ lệ tiêm chủng các vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Chỉ đạo theo dõi chặt chẽ tình hình bệnh truyền nhiễm trên địa bàn, nhất là bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do virus; chủ động công tác giám sát, lưu ý việc giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại các cơ sở y tế, các cơ sở giáo dục, các cụm, khu công nghiệp...

Bên cạnh đó, đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân và chuẩn bị sẵn sàng phương án trong tình huống gia tăng ca nhập viện, hạn chế tối đa các ca chuyển nặng, tử vong, nhất là đối với nhóm nguy cơ cao như người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em, người bệnh tại khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật...

Bộ Y tế đề nghị thực hiện nghiêm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm trong cơ cở khám bệnh, chữa bệnh và đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc xin, thiết bị, nhân lực đáp ứng yêu cầu điều trị và phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Ngoài ra, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan chỉ đạo ban quản lý các cụm, khu công nghiệp, các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí, các trung tâm thương mại, địa điểm công cộng và ngành Giáo dục phối hợp với ngành Y tế triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh...

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận 912 trường hợp mắc cúm, không có ca tử vong. Số ca mắc giảm 97,4% so với cùng kỳ năm 2024 (34.442). Đặc biệt, các ca mắc cúm hiện tại không ghi nhận thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B.

Cùng chuyên mục

Mưa trái mùa, nhiều dịch bệnh "tấn công" trẻ
Những ngày gần đây, tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận xuất xuất hiện những cơn mưa trái mùa, thời tiết se lạnh về đêm và sáng. Theo các chuyên gia y tế, thay đổi thời tiết đột ngột có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, dẫn đến dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
"Yoga cho não" giúp cai nghiện rượu
Tại bệnh viện đại học Brugmann ở thủ đô Brussels của Bỉ, một phương pháp điều trị đầy hứa hẹn đang được nghiên cứu và áp dụng cho những bệnh nhân nghiện rượu nặng: Neurofeedback.

Tin mới

Nhận cuộc gọi từ SĐT 0776506666, người phụ nữ chuyển hơn 600 triệu vào 2 số tài khoản lừa đảo này
Thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh, ngày 18/2/2025, Phòng Cảnh sát hình sự cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận đơn tố giác tội phạm của chị L.P.D (30 tuổi, trú tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long (thông tin của nạn nhân đã được thay đổi) về việc chị bị lừa đảo, chiếm đoạt hơn 600 triệu đồng.
Hôm nay xăng dầu đồng loạt tăng giá
Từ 15 giờ ngày 20/02, giá xăng E5 RON92 tăng 257 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 257 đồng/lít; dầu hỏa tăng 40 đồng/lít. Ngược lại, giá dầu diesel giảm 10 đồng/lít và dầu mazut giảm 183 đồng/lít.
Những quy định mới về BHYT áp dụng từ năm 2025
Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2024 sửa đổi, bổ sung sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. Theo đó, năm 2025 nhiều quy định mới về BHYT sẽ có hiệu lực thi hành và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc khám chữa bệnh BHYT của người tham gia.