Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 09/02/2023 17:04 (GMT+7)

Châu Á sẽ sử dụng 1/2 sản lượng điện trên thế giới vào năm 2025

Theo dõi GĐ&PL trên

Một dự báo mới do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố ngày 8/2 cho biết châu Á sẽ sử dụng 1/2 sản lượng điện của thế giới vào năm 2025.

Theo IEA, dự báo nhu cầu tiêu thụ điện toàn cầu sẽ tăng từ 1/4 vào năm 2015 lên 1/3 vào giữa thập kỷ này. Hầu hết nhu cầu sử dụng điện của châu Á sẽ là ở Trung Quốc - quốc gia có 1,4 tỷ người.

tm-img-alt
Ảnh minh họa. Nguồn: AP

"Trung Quốc sẽ tiêu thụ nhiều điện hơn cả Liên minh châu Âu, Mỹ và Ấn Độ cộng lại trong thời gian tới", Keisuke Sadamori, Giám đốc thị trường năng lượng và an ninh của IEA cho biết.

Ngược lại, châu Phi – nơi sinh sống của khoảng 1/5 trong gần 8 tỷ dân trên thế giới – sẽ chỉ sử dụng khoảng 3% mức tiêu thụ điện toàn cầu vào năm 2025.

"Dân số ngày càng tăng nhanh có nghĩa là vẫn có nhu cầu lớn về điện khí hóa ở châu Phi", Sadamori nói.

Báo cáo hàng năm của IEA dự đoán rằng việc phát triển năng lượng hạt nhân, năng lượng tái tạo như gió và mặt trời sẽ đáp ứng cung cấp điện toàn cầu trong 3 năm tới. Động thái này cũng sẽ ngăn chặn sự gia tăng đáng kể phát thải khí nhà kính từ ngành điện. Các nhà khoa học cho biết cần phải cắt giảm mạnh tất cả các nguồn phát thải càng sớm càng tốt để giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng 1,5 độ C (2,7 độ F) so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Mục tiêu này cũng được ghi trong hiệp định khí hậu Paris 2015.

"Thế giới hy vọng đạt được mục tiêu trên trong quá trình chuyển đổi thành công từ nhiên liệu hóa thạch như than đá, khí đốt và dầu sang các nguồn năng lượng carbon thấp. Trong khi một số khu vực đang giảm sử dụng than và khí đốt để sản xuất điện thì ở một số khu vực khác, mức tiêu thụ lại tăng lên", IEA cho biết.

Báo cáo dài 134 trang cũng cảnh báo nguồn cung và cầu điện đang ngày càng phụ thuộc vào thời tiết, điều các nhà hoạch định chính sách phải tìm hướng giải quyết.

"Ngoài hạn hán ở châu Âu, còn có những đợt nắng nóng ở Ấn Độ vào năm ngoái. Tương tự, miền trung và miền đông Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi các đợt nắng nóng và hạn hán. Hay Mỹ cũng chứng kiến những cơn bão mùa đông nghiêm trọng vào tháng 12 và tất cả những sự kiện đó đã gây căng thẳng lớn cho hệ thống điện của những khu vực này", Sadamori cho biết.

"Khi quá trình chuyển đổi năng lượng sạch tăng tốc thì ảnh hưởng của thời tiết đối với nhu cầu điện sẽ tăng lên do quá trình điện khí hóa hệ thống sưởi tăng lên. Trong một thế giới như vậy, việc tăng tính linh hoạt của hệ thống điện đồng thời đảm bảo an ninh nguồn cung và khả năng phục hồi của mạng lưới sẽ rất quan trọng", IEA cho biết./.

Cùng chuyên mục

Bão Toraji gần Biển Đông, giật cấp 12
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ, ngày 10/11, vị trí tâm bão Toraji ở vào khoảng 15,1 độ vĩ bắc; 126,9 độ kinh đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines).

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.