Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 02/10/2023 07:25 (GMT+7)

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo tình cảm để chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, đối với thủ đoạn lừa đảo tình cảm, kẻ lừa đảo thường tìm và tiếp cận mục tiêu thông qua các kênh trực tuyến như mạng xã hội, trang web hẹn hò...

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Thực tế thủ đoạn dùng tình cảm để lừa đảo trên mạng xã hội không còn mới và ngành chức năng đã thường xuyên cảnh báo người dân cảnh giác khi trò chuyện, trao đổi thông tin với người lạ trên thế giới ảo. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người vì nhẹ dạ, cả tin đã sập bẫy các đối tượng lừa đảo để rồi mất hết tài sản.

Theo đó, các đối tượng tạo một hồ sơ giả mạo, hoặc sử dụng hình ảnh đánh cắp của người khác với ngoại hình đẹp và lôi cuốn. Sau đó, các đối tượng tạo mối quan hệ tình cảm giả với nạn nhân bằng cách tán tỉnh, chia sẻ câu chuyện cảm động hoặc đưa ra lời hứa, rồi dẫn dụ nạn nhân gửi hình ảnh, video nhạy cảm và dùng những hình ảnh này để đe dọa, tống tiền nạn nhân.

Tinh vi hơn, khi đã nắm bắt được tâm lý và tình hình tài chính của nạn nhân, một số đối tượng còn sử dụng nhiều cách khác nhau để thuyết phục nạn nhân tham gia đầu tư vào thị trường tài chính, thông qua một sàn giao dịch giả mạo mà kẻ lừa đảo kiểm soát. Nạn nhân sẽ bị dẫn dụ thắng vài lần để tạo niềm tin và lòng tham sau đó kẻ lừa đảo sẽ chiếm đoạt hết tiền, tài sản.

Cơ quan chức năng khuyến cáo, người dân phải hết sức cảnh giác trong việc sử dụng mạng xã hội. Trước khi làm quen, kết bạn cần có sự chọn lọc những tài khoản mạng xã hội có tính chân thực cao, xác minh rõ thông tin của những người bạn quen qua mạng trước khi có ý định tiến xa hơn.

Đặc biệt, cần tỉnh táo trước những lời dụ dỗ, đề nghị của một ai đó chưa chính xác, nhất là những lời mời gọi có nghi vấn của hoạt động lấy thông tin cá nhân, thông tin tài khoản.

Nhu cầu làm quen, kết bạn và tìm một nửa của bản thân thông qua mạng xã hội là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, để tránh rơi vào bẫy những kẻ lừa đảo, mỗi cá nhân cần tỉnh táo từ chối mọi lời đề nghị khả nghi, trước những món quà tặng “từ trên trời rơi xuống”, hay những lời dụ dỗ “đường mật”.

Khi nói chuyện, nhắn tin trên mạng xã hội, tuyệt đối không cung cấp, trao đổi các thông tin, hình ảnh hay video nhạy cảm với người chưa biết rõ nhân thân và lai lịch để tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng, khống chế, cưỡng đoạt tài sản.

Cùng chuyên mục

Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.
Bộ Công an tìm người từng mua kẹo Kera của Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog
Bộ Công an đang yêu cầu các cá nhân, tổ chức đã mua kẹo Kera của Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt liên hệ với cơ quan điều tra để giải quyết vụ việc sản xuất và tiêu thụ hàng giả. Những người liên quan có thể liên hệ với Phòng 3-C01 Bộ Công an tại Hà Nội để được hướng dẫn.

Tin mới

Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.