Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 09/01/2024 08:50 (GMT+7)

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo 'giả mạo biên lai chuyển tiền', Công an đưa ra 4 khuyến cáo ai cũng cần biết!

Theo dõi GĐ&PL trên

Phương thức thức chuyển khoản, thanh toán trực tuyến được sử dụng phổ biến, đặc biệt với các giao dịch mua bán hàng hóa online thì thủ đoạn lừa đảo 'tạo biên lai giả' cũng xuất hiện nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo là mua hàng số lượng lớn, sau đó đề nghị chuyển khoản theo hình thức Internet Banking cho người bán hàng. Nhưng thực chất đối tượng không chuyển tiền thật, mà các đã dùng một số phần mềm tạo dựng biên lai (bill) thanh toán giả rồi đưa cho người bán hàng xem nhằm chứng minh là đã thực hiện việc chuyển khoản.

416302389_2061529397514284_9211389995513232476_n
Xuất hiện nhiều trường hợp dùng bill chuyển khoản giả để lừa đảo

Người bán hàng nhìn ảnh bill giả các đối tượng đưa cho, tưởng là thật nên đồng ý giao hàng. Cho đến khi các nạn nhân không thấy tài khoản báo có tiền và nhận ra mình đã bị lừa, thì các đối tượng đã đi xa. Ngoài ra, trên mạng internet các đối tượng còn đăng dịch vụ cung cấp các biên lai thanh toán giả của nhiều ứng dụng ngân hàng, ứng dụng thanh toán khác nhau tiếp tay cho hành vi lừa đảo nêu trên.

416377715_2061529887514235_5962674418993122161_n
Trên MXH còn có nhiều hội nhóm hàng chục nghìn thành viên rao bán dịch vụ làm biên lai giả mạo ngân hàng và các ví điện tử.

Công an khuyến cáo 4 điều cần làm để tránh bị lừa đảo

Hiện nay có rất nhiều trang web có thể tạo ra ủy nhiệm chi giả của các ngân hàng. Để tránh trường hợp gặp phải trường hợp bị lừa đảo "giả mạo biên lai chuyển tiền thành công", Cơ quan Công an đưa ra 4 khuyến cáo sau.

1. Người dân nếu sử dụng giao dịch qua tài khoản ngân hàng cần lưu ý kỹ hóa đơn chuyển khoản, không giao hàng hóa cho bất kỳ ai khi chưa nhận được tiền trong tài khoản ngân hàng, kể cả khi kẻ gian cung cấp hình ảnh đã chuyển khoản thành công.

2. Người tham gia giao dịch nên chờ thông báo đã nhận được tiền từ ngân hàng đến tài khoản của mình thay vì chỉ tin tưởng vào ảnh chụp giao diện chuyển tiền thành công.

3. Ngoài ra, lưu ý không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu ứng dụng, mã xác thực OTP, email… cho bất kỳ ai kể cả khi người đó tự xưng là nhân viên ngân hàng, cơ quan nhà nước.

4. Trường hợp phát hiện cần liên hệ Cảnh sát khu vực/Công an xã trên địa bàn hoặc Cơ quan Công an gần nhất để được hướng dẫn hoặc thực hiện tố giác tội phạm qua chức năng gửi Kiến nghị phản ánh về an ninh trật tự trên ứng dụng VNeID.

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo "giả mạo biên lai chuyển tiền", Công an đưa ra 4 khuyến cáo ai cũng cần biết! - Ảnh 3.
Người dân cần cẩn thận khi giao dịch bằng chuyển khoản ngân hàng.

Cùng chuyên mục

Công an Hà Nội khuyến cáo người dân không tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền ảo
Để phòng tránh lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cần cảnh giác khi tham gia các ứng dụng hẹn hò online và lời mời kết bạn từ các đối tượng lạ qua mạng xã hội, ứng dụng hẹn hò online. Không nên tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền ảo, tiền kỹ thuật số, website, ứng dụng đầu tư tiền ảo.
Công an Hà Nội cảnh báo tình trạng nhiều website cơ quan Nhà nước bị chèn link quảng cáo cờ bạc
Thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an thành phố Hà Nội) phát hiện nhiều trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước (gov.vn) bị lợi dụng để cài cắm, đăng tải, chuyển hướng hoặc liên kết với nội dung quảng cáo không phù hợp như game bài, cờ bạc…

Tin mới