Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 04/01/2024 07:43 (GMT+7)

Cảnh giác chiêu trò mời gọi đầu tư tài chính online

Theo dõi GĐ&PL trên

Thủ đoạn của nhóm đối tượng là tìm cách liên lạc với các bị hại, sau khi nhử được con mồi, các đối tượng đã hướng dẫn các bị hại làm theo, thử đầu tư số tiền ít thì thấy có sinh lời và rút tiền về được.

Sau đó, yêu cầu bị hại chuyển số tiền nhiều hơn thì nhận được thông báo sinh lời số tiền lớn nhưng khi rút tiền thì không thực hiện được. Lúc này, các đối tượng đưa ra nhiều lý do khác nhau yêu cầu bị hại nộp thêm tiền để được nhận toàn bộ tiền gốc và lợi nhuận về. Tuy nhiên, khi bị hại làm theo thì bị chiếm đoạt toàn bộ số tiền đã nộp.

Cảnh giác chiêu trò mời gọi đầu tư tài chính online
Ảnh minh họa.

Ngày 02/01, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã tiếp nhận đơn trình báo của các nạn nhân về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức đầu tư tài chính trên mạng xã hội, trong đó có nhiều người bị lừa với số tiền hàng tỉ đồng.

Điển hình vào tháng 3/2023, một người phụ nữ 42 tuổi ở TP. Buôn Ma Thuột bị lừa tổng cộng hơn 1,1 tỉ đồng; tháng 8/2023, một người đàn ông ở huyện Krông Bông cũng bị lừa mất 5,4 tỉ đồng.

Công an Đắk Lắk đánh giá, loại tội phạm này có chiều hướng gia tăng, diễn phức tạp với nhiều loại phương thức thông qua mạng xã hội như: Vay tiền online; giả nhân viên công ty tài chính; giả danh Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án gọi điện thông báo với chủ thuê bao có liên quan đến vụ án hình sự...

Thủ đoạn của nhóm đối tượng là tìm cách liên lạc với các bị hại, sau khi nhử được con mồi, các đối tượng đã hướng dẫn các bị hại làm theo, thử đầu tư số tiền ít thì thấy có sinh lời và rút tiền về được. Sau đó, yêu cầu bị hại chuyển số tiền nhiều hơn thì nhận được thông báo sinh lời số tiền lớn nhưng khi rút tiền thì không thực hiện được. Lúc này, các đối tượng đưa ra nhiều lý do khác nhau yêu cầu bị hại nộp thêm tiền để được nhận toàn bộ tiền gốc và lợi nhuận về. Tuy nhiên, khi bị hại làm theo thì bị chiếm đoạt toàn bộ số tiền đã nộp.

Ngoài các thủ đoạn trên, nhóm lừa đảo còn giới thiệu là người nước ngoài, làm quen, tán tỉnh các công dân Việt Nam, hứa hẹn bảo lãnh bị hại định cư ở nước ngoài hoặc đề nghị chuyển quà như trang sức, mỹ phẩm, USD qua đường hàng không về Việt Nam để làm quà tặng hoặc nhờ họ giữ giùm. Đồng thời, yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng để làm thủ tục đóng tiền lệ phí, tiền vận chuyển quà rồi chiếm đoạt.

Liên quan đến vấn đề này, trước đó, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo về ba nhóm lừa đảo chính trên không gian mạng ở Việt Nam.

Theo đó, hiện có 03 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác), với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng ở Việt Nam.

Các nhóm lừa đảo này nhắm vào các nhóm đối tượng là: Người cao tuổi, trẻ em, sinh viên/thanh niên, các công nhân/người lao động, nhân viên văn phòng.

Các hình thức gồm: Lừa đảo "combo du lịch giá rẻ"; lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice; lừa đảo "khóa SIM" vì chưa chuẩn hóa thuê bao; giả mạo biên lai chuyển tiền thành công; giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu; chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu nhí; thủ đoạn giả danh các công ty tài chính, ngân hàng; cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen… giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp (bảo hiểm xã hội, ngân hàng…).

Bên cạnh đó là các hình thức: Lừa đảo SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo; lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp; lừa đảo tuyển cộng tác viên online; đánh cắp tài khoản mạng xã hội, nhắn tin lừa đảo; giả danh cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án gọi điện lừa đảo; rao bán hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử; đánh cắp thông tin căn cước công dân đi vay nợ tín dụng; lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng; lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa. Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP; lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền như FlashAI; lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook; lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng… rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo "bẩn" trên Facebook; lừa đảo cho số đánh đề.

Theo Bộ Công an, một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này được xác định đến từ nhận thức của người sử dụng. Các cuộc tấn công mạng có xu hướng tập trung chủ yếu vào con người thay vì máy móc, thiết bị.

Cùng chuyên mục

Căn cứ để khởi tố vụ án hình sự liên quan đến hành vi bạo hành, ngược đãi trẻ em
Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là nghĩa vụ của cha mẹ, những người thay thế cha mẹ và các cơ quan đoàn thể, tổ chức cá nhân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, hành vi bạo hành, ngược đãi, đánh đập trẻ em xảy ra khá nhiều, gây hoang mang, bất bình, bức xúc cho nhiều người.

Tin mới

6 thương hiệu chủ chốt của Vingroup được vinh danh trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024
Ngày 6/9/2024, công ty định giá thương hiệu uy tín toàn cầu Brand Finance công bố báo cáo về 100 thương hiệu giá trị nhất và mạnh nhất Việt Nam năm 2024. Trong đó, lần đầu tiên 6 thương hiệu chủ chốt thuộc hệ sinh thái Vingroup gồm Vinhomes, Vinpearl, Vincom Retail, VinFast, Vinschool, Vinmec đồng loạt được vinh danh trong Top 100, khẳng định sức mạnh và sự phát triển không ngừng của Tập đoàn đa ngành hàng đầu khu vực.
Vincom Plaza Imperia Hải Phòng tái xuất với trải nghiệm phong cách mua sắm hoàn toàn mới
Dịp lễ Quốc khánh vừa qua, “phượng hoàng đất Cảng” Vincom Plaza Imperia - biểu tượng thương mại nơi trung tâm thành phố đã chính thức tái xuất và nhanh chóng trở thành tâm điểm mua sắm, vui chơi giải trí của du khách và người dân Hải Phòng, nhất là khi có sự xuất hiện của hàng loạt thương hiệu mới và chuỗi sự kiện chào mừng sôi động.
Khối tài sản của đại gia Lê Hồng Minh, CEO kì lân công nghệ VNG
Trong phiên giao dịch 6/9, cổ phiếu VNZ của CTCP VNG do đại gia Lê Hồng Minh giữ vị trí Tổng giám đốc đã có thời điểm giảm kịch sàn trước khi phục hồi trở lại vào cuối phiên. Với đà giảm của cổ phiếu VNZ thời gian gần đây, khối tài sản của Tổng giám đốc Lê Hồng Minh cũng đã giảm mạnh so với mức đỉnh.