Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 23/04/2024 21:58 (GMT+7)

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo thông qua các sàn giao dịch tài chính giả mạo trên không gian mạng

Theo dõi GĐ&PL trên

Các sàn giao dịch điện tử về tài chính gần đây thu hút nhiều sự quan tâm và đầu tư của nhiều người. Tuy nhiên, không ít các vụ lừa đảo lên đến hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng, thông qua các sàn giao dịch giả mạo.

Các sàn giao dịch điện tử này thu hút người tham gia nhờ vào các hoạt động quảng bá, cam kết uy tín đối với khách hàng. Đây là một hoạt động có tính tổ chức khi người tham gia vào các sàn thương mại này nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ lúc đầu. Điều dễ dàng nhận thấy sau đó là người tham gia phát sinh lợi nhuận, thậm chí là một mức lợi nhuận rất cao. Tuy nhiên, đến khi người tham gia muốn nhận được khoản tiền đó, thì các ứng dụng, các sàn giao dịch này bắt đầu phát sinh nhiều vấn đề.

Trường hợp điển hình là anh Nguyễn Văn H. (quận 8, TP.HCM). Vào khoảng tháng 5/2023, anh tham gia một ứng dụng tiền ảo và nạp 20.000 USD vào số tài khoản của sàn cung cấp. Theo đó, anh H. nhiều lần chuyển tiền vào tài khoản mang tên Công ty TNHH AMBROSE theo sự chỉ dẫn của chuyên gia trên ứng dụng có tên Quang Đ. và “thu được” 154.300 USD, bao gồm cả tiền gốc và lợi nhuận.

2-1713883941.jpg
Sao kê một trong những lần chuyển tiền vào tài khoản do bên sàn giao dịch cung cấp.

Tuy nhiên, đến ngày 10/6/2023, khi muốn rút khoản lợi nhuận của mình, anh H. lại không rút được tiền khi đặt lệnh rút, sàn giao dịch lấy nhiều lý do để gia hạn thời gian rút tiền. Đến mãi tháng 9/2023, phía bên ứng dụng đã thông báo người dùng lạm dụng “donate” (quyên góp), tiến hành khóa tài khoản và thu hồi toàn bộ số tiền của tài khoản.

1-1713883941.jpg
Chụp màn hình tài khoản của anh H. thể hiện số tiền 154.000 USD.

Trường hợp trên cho thấy sự tinh vi của các đối tượng lừa đảo thông qua nền tảng internet. Các đối tượng lừa đảo có quy mô, có tổ chức nên dễ dàng chiếm đoạt lòng tin của nhiều người. Các đối tượng lừa đảo còn không ngại bỏ ra nhiều thời gian để “quy trình lừa đảo” thêm thuyết phục người dùng. Khi tham gia vào các ứng dụng, các sàn giao dịch “ma” này, khách hàng cũng rất khó để phân biệt đó có uy tín hay không khi các sàn này vẫn gửi email, tin nhắn cập nhật quá trình giao dịch một cách chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, khi truy cập vào các website của các sàn giao dịch này, vẫn xuất hiện các mã số đăng kí kinh doanh.

Trước những chiêu trò lừa đảo ngày càng có tính tổ chức, có quy mô và hệ thống hóa trên các nền tảng, mọi người cần có thái độ cảnh giác, tìm hiểu kĩ về các trang thương mại, các sàn giao dịch điện tử trước khi tiến hành giao dịch, đầu tư thông qua nền tảng này. Trong tình hình “thật, giả khó phân” của các ứng dụng giao dịch, đừng để các ứng dụng tiền ảo, các nền tảng giao dịch “ma” trở thành một nỗi ám ảnh và gây nên nhiều hậu quả đáng tiếc.

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP. Hà Nội đã thông tin về việc đang điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra năm 2022, 2023 trên địa bàn TP. Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Theo cơ quan điều tra, các đối tượng đã tham gia quản lý, điều hành 6 trang web (ZenoMarkets.com, Londonex.com, CHMarkets.com, TradeTime.com, LPLtrade.com, DexInvesting.com). Các website này thường được thiết kế rất giống với các trang web chính thống của các công ty tài chính uy tín. Tuy nhiên, điểm khác biệt các đối tượng có thể điều chỉnh được kết quả tăng giảm theo ý chúng.

Ngoài ra, đối tượng lừa đảo còn sử dụng 8 tài khoản ngân hàng (tài khoản số 317228 mang tên Công ty TNHH ROWNA, tài khoản số 231366 mang tên Công ty TNHH Audrey mở tại Ngân hàng ACB; các tài khoản số 1029417421 mang tên Công ty TNHH AMBROSE, số 1031327764 mang tên Công ty TNHH Tư vấn DVA, số 1030943887 mang tên Công ty TNHH UNI VN, số 1031477119 mang tên Công ty TNHH SYSNET VN, số 1020442030 mang tên Công ty CP 9PAY, tài khoản số 1031476369 mang tên Công ty TNHH SODIAL VN đều mở tại Ngân hàng Vietcombank).

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP. Hà Nội đề nghị những ai là bị hại bị chiếm đoạt tài sản với phương thức thủ đoạn như trên thì liên hệ với Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP. Hà Nội để phối hợp giải quyết.

Cùng chuyên mục

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cảnh báo các cuộc gọi lừa đảo
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng Công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Mạo danh cơ quan BHXH lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), lợi dụng lòng tin của người dân vào chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế (BHXH, BHYT), một số đối tượng đã giả danh là người của cơ quan BHXH Việt Nam nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân khi làm các thủ tục liên quan đến BHXH, BHYT.

Tin mới

Shark Bình: Từ 2 triệu tiền viết phần mềm thuê, mua máy tính nhờ tiền bán đất đến 'cá mập' Shark Tank
Bà Phạm Thị Kim Hòa, mẹ của Shark Bình, chia sẻ rằng niềm đam mê công nghệ thông tin của con trai bà đã được bộc lộ từ khi còn học phổ thông. Khi ấy, để con trai có thể theo đuổi đam mê, bà đã không ngần ngại bán đi hai mảnh đất để mua cho Bình chiếc máy tính đầu tiên.
Dịch vụ vệ sinh công nghiệp của Dịch vụ Nam Hưng có ưu điểm gì nổi bật?
Dịch vụ vệ sinh công nghiệp đóng vai trò quan trọng để tạo ra môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn. Trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp. Trong đó, Dịch vụ Nam Hưng là đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.