Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 13/09/2023 11:43 (GMT+7)

Các bệnh viện Hà Nội tập trung cứu chữa nạn nhân trong vụ hỏa hoạn chung cư

Theo dõi GĐ&PL trên

Liên quan đến vụ cháy chung cư mini cao 9 tầng tại phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, Hà Nội, sáng sớm 13/9, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã chỉ đạo công tác khám, cấp cứu các nạn nhân tại Bệnh viện Bạch Mai.

tm-img-alt

Báo cáo với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, đại diện Bệnh viện cho biết, khi tiếp nhận 24 trường hợp được đưa đến cấp cứu, Bệnh viện đã chuyển chế độ cấp cứu thảm họa.

Ngay trong đêm, khi tiếp nhận bệnh nhân, bệnh viện đã hội chẩn, phối hợp các chuyên Khoa Hồi sức cấp cứu, chống độc để điều trị người bệnh.

Trong số 24 trường hợp, hai nạn nhân đã tử vong ngoại viện. Hiện 22 bệnh nhân đã được chuyển về các chuyên khoa, được tập trung mọi điều kiện chữa trị, trong đó bệnh nhân cao tuổi nhất 81 tuổi, bệnh nhi nhỏ tuổi nhất 8 tháng tuổi. Hiện các bệnh nhi đã ổn định, đang thở ô xy; còn lại là bệnh nhân người lớn vừa ngạt khí, chấn thương, có 3 bệnh nhân nguy kịch ở A9 và Trung tâm Gây mê hồi sức…

Xuyên đêm đến sáng sớm 13/9, các bác sĩ tiếp tục hội chẩn, phối hợp với 20 chuyên khoa khác nhau để điều trị tốt nhất, hạn chế biến chứng cho người bệnh; đồng thời động viên tinh thần thân nhân người bệnh.

Chỉ đạo tại Bệnh viện Bạch Mai, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê khẳng định, đây là trường hợp cấp cứu thảm họa; đồng thời yêu cầu Bệnh viện theo dõi sát bệnh nhân, tập trung mọi nguồn lực, lập tổ công tác đặc biệt chỉ đạo trực tiếp các Trung tâm A9, Hồi sức tích cực, Chống độc, Nhi, Dược, Dinh dưỡng đang tiếp nhận và điều trị bệnh nhân. Đặc biệt, bệnh viện cần theo dõi sát sao để xử trí kịp thời đối với 3 trường hợp nguy kịch. Phòng Công tác xã hội tiếp đón, giải thích, động viên thân nhân người bệnh…

Bệnh viện thực hiện nghiêm trực chuyên môn, báo cáo cập nhật về Bộ Y tế để có hỗ trợ kịp thời thuốc, trang thiết bị.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê lưu ý: “Trước mắt, các bệnh viện tập trung cứu chữa, quan tâm chăm sóc tinh thần, ổn định tâm lý cho nạn nhân, người nhà bệnh nhân và chưa thu các khoản phí để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân an tâm điều trị”.

Tại Bệnh viện E, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Công Hựu cho biết, khoảng 1 giờ ngày 13/9, Bệnh viện E nhận được điện thoại từ lãnh đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chỉ đạo về việc chuẩn sẵn sàng mọi nguồn lực để tham gia cấp cứu các các nạn nhân của vụ cháy. Ngay lập tức, lãnh đạo Bệnh viện đã trực tiếp chỉ đạo công tác sẵn sàng cấp cứu thảm hoạ trong và ngoài bệnh viện. Bệnh viện điều động 3 xe cứu thương kèm theo đầy đủ các trang thiết bị y tế, thuốc, vật tư sẵn sàng tham gia ứng cứu.

Bệnh viện thực hiện báo động đỏ toàn bệnh viện, huy động toàn bộ nhân viên y tế đang có mặt tại bệnh viện gồm 16 bác sĩ, 27 điều dưỡng, 9 học viên nội trú và toàn bộ sinh viên, học viên khác theo học tại bệnh viện, thiết lập ngay 3 đội cấp cứu ngoại viện sẵn sàng tiếp nhận người bệnh hoặc lên đường khi được huy động. Trường hợp nếu nạn nhân cấp cứu với số lượng lớn, sẽ huy động toàn bộ nhân viên bệnh viện đến tham gia ứng cứu.

Bệnh viện bố trí sẵn cơ số giường cấp cứu, hồi sức tích cực và ngoại khoa để tiếp nhận khi có nạn nhân được đưa đến. Các bộ phận hậu cần: dược, vật tư trang thiết bị, oxy, khí nén, điện nước… được báo động kiểm tra toàn bộ sẵn sàng cho cấp cứu hàng loạt.

Ngay trong tối qua, Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội đã cử 10 kíp cấp cứu đến hiện trường vụ cháy chung cư mini nằm trong ngõ 29/70 Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, để cấp cứu người bị nạn.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, cơ sở y tế này tiếp nhận 7 trường hợp. Trong số này, một trường hợp tử vong, một trường hợp nhảy từ tầng cao bị đa chấn thương đã được phẫu thuật ngay. 3 trường hợp bị thương nhẹ đã được ra viện.

Tính đến 7 giờ kém 15 phút sáng 13/9, Trung tâm 115 Hà Nội đã vận chuyển 24 nạn nhân trong vụ cháy, trong đó có một cán bộ phòng cháy chữa cháy và 23 bệnh nhân đến các bệnh viện trên địa bàn thành phố, gồm: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bạch Mai, Đa khoa Đống Đa, Đa khoa Hà Đông, Quân y 103 và Bệnh viện Bưu điện.

Báo cáo nhanh của Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện có 35 trường hợp đang điều trị tại các bệnh viện, bao gồm Bệnh viện 103, Hà Đông, Đống Đa, Đại học Y, Bạch Mai và Bệnh viện Bưu Điện.

Hiện tại, Sở Y tế chỉ đạo các xe cứu thương và nhân viên y tế vẫn tiếp tục cấp cứu và vận chuyển bệnh nhân tại hiện trường.

Có mặt tại hiện trường ngay trong đêm, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), ngay sau khi nhận được thông tin về vụ cháy, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã ngay lập tức điện thoại đường dây nóng cho Giám đốc các Bệnh viện Bạch Mai, E, Quân Y 103 và Bệnh viện Bưu Điện điều lực lượng cấp cứu và xe cứu thương đến hiện trường cấp cứu nạn nhân; đồng thời huy động lực lượng ứng trực tại bệnh viện để tiếp nhận các nạn nhân cấp cứu và xử lý các trường hợp tử vong./.

Cùng chuyên mục

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.
Một số thực phẩm ngăn ngừa nếp nhăn
Chế độ ăn uống có thể giúp bạn ngăn ngừa nếp nhăn và tình trạng làn da bị lão hóa, chảy xệ. Hãy bổ sung những thực phẩm sau để có làn da láng mịn.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.