Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 10/09/2020 10:21 (GMT+7)

Bộ Y tế công khai giá trang thiết bị y tế để tránh tình trạng ‘thổi giá’

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 09/9/2020, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin công khai giá trang thiết bị y tế (TTBYT) nhằm giúp cho thị trường TTBYT Việt Nam ngày càng lành mạnh, minh bạch, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Phát biểu tại Lễ công bố, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, vấn đề công khai minh bạch về giá TTBYT là một trong những bước đi quan trọng của Bộ Y tế nhằm làm lành mạnh, minh bạch toàn bộ thị trường TTBYT.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại Lễ khai trương Cổng thông tin công khai giá trang thiết bị y tế.

Trong thời gian qua, mặc dù phải đối phó với dịch bệnh Covid-19 nhưng Bộ Y tế đã triển khai rất mạnh mẽ, có hiệu quả đối với tất cả lĩnh vực về quản lý. Trong thời gian rất ngắn, Bộ Y tế đã đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đưa toàn bộ lên dịch vụ công cấp độ 4 và hiện nay 100% các dịch vụ công của Bộ Y tế đã ở cấp độ 4 – cấp độ cao nhất để hạn chế việc tiếp xúc giữa các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp.

Trang thiết bị y tế trên thị trường Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu. Những năm qua, thị trường thiết bị và vật tư y tế tăng trưởng mạnh. Tổng vốn đầu tư trang thiết bị y tế năm 2010 là 515 triệu USD, đến năm 2019 tăng lên 1,68 tỉ USD, gấp ba lần so với gần 10 năm trước.

Từ tháng 4 đến nay, trên cổng thông tin của Bộ Y tế đã có tới 50 ngàn TTBYT đã được công khai giá trúng thầu của các đơn vị, buộc các đơn vị phải cung cấp giá trúng thầu để làm cơ sở tra cứu cũng như là một bước đi làm lành mạnh hóa thị trường.

Về vấn đề công khai giá TTBYT, theo Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, có nhiều mức độ công khai, đối với chủ sở hữu, hãng sản xuất phải công khai giá mong muốn khi vào thị trường Việt Nam, bao gồm: bảo hành, bảo trì, khuyến mãi…

Giá này cũng phải so sánh với thị trường các nước, các khu vực trên thế giới để đảm bảo không có sự chênh lệch giá TTBYT ở Việt Nam với các nước khác.

Tới đây Bộ Y tế sẽ liên kết với cơ quan Hải quan trong vấn đề giá nhập khẩu TTBYT vào Việt Nam để làm lành mạnh lại thị trường, với mục tiêu cao nhất để công khai minh bạch toàn bộ quá trình mua sắm trang TTBYT, nhằm mục đích cuối cùng là đảm bảo người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng với giá trị thực.

Hiện Bộ Y tế đang triển khai rất quyết liệt và xác định TTBYT và dược sẽ là hai lĩnh vực được Bộ Y tế cải cách rất mạnh mẽ trong vấn đề này.

“Mong rằng, tới đây chúng ta sẽ cung cấp đầy đủ thông tin, giá về TTBYT tại thị trường Việt Nam, đảm bảo sân chơi lành mạnh cho tất cả công ty, là cơ sở cho các đơn vị y tế khi sử dụng mua sắm TTBYT, khắc phục những câu chuyện thổi giá, tiêu cực trong đấu thầu”, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Minh Hiền

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.