Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 11/11/2021 13:40 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Việc học trực tuyến gây ra nhiều hệ lụy

Theo dõi GĐ&PL trên

Sáng 11/11, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực GD&ĐT. Trước phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có báo cáo giải trình gửi đến Quốc hội một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn.

Theo Bộ trưởng, gần 2 năm qua đại dịch COVID-19 đã làm đảo lộn và tàn phá tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.

Kế hoạch năm học bị đứt đoạn; chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi. Gần 20 triệu học sinh, sinh viên không được tới trường trong một thời gian rất dài.

Trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực. Việc học tập trực tuyến, học qua truyền hình trong điều kiện hạ tầng còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn đã gây ra rất nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tiêu cực, học sinh căng thẳng, mệt mỏi, thầy cô cực nhọc và áp lực, phụ huynh bức xúc, xã hội lo lắng.

"Những chuyện bi hài, có cả những việc đau lòng đã diễn ra", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, "ngừng tới lớp không ngừng học tập", toàn ngành giáo dục và đào tạo đã chủ động chuyển trạng thái sang dạy và học, ứng phó với dịch bệnh; cố gắng để hạn chế những tác động tiêu cực của dịch bệnh tới giáo dục, kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã động viên toàn thể cán bộ, nhân viên, nhà giáo và cán bộ quản lý toàn ngành khắc phục khó khăn, phát huy tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp và với học sinh để cùng nhau đoàn kết, ứng phó với dịch bệnh, tất cả vì học sinh.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch bệnh đang dần được kiểm soát, cuộc sống bình thường mới đang dần được xác lập, lĩnh vực kinh tế và các hoạt động xã hội sẽ dần được phục hồi thì ngành giáo dục mới chỉ bắt đầu một chặng đường mới với những khó khăn, thách thức vẫn còn nguyên, thậm chí còn lớn hơn nữa đang chờ phía trước. Hậu quả dịch bệnh gây ra để lại lâu dài và sự khắc phục nó không phải một sớm một chiều.

Theo Bộ trưởng, ngành giáo dục đã triển khai đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh, bước đầu có những con số và chỉ số về tác động tiêu cực. Có điều đã nhìn thấy ngay và đã thấy, nhưng cũng có những điều còn ảnh hưởng lâu dài, chưa đo đếm được, đặc biệt là những chỗ hổng về kiến thức, những tác động tâm lý, tinh thần, tình cảm của học sinh.

Cùng chuyên mục

Giảng đường 36 giờ không ngủ ở VinUni
Sáng tạo thích ứng nhanh là một môn học mới mẻ ngay cả với nhiều đại học danh tiếng trên thế giới. Ở VinUni, đây là môn học nền tảng rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề, làm bệ phóng cho những môn học chuyên môn sau này.

Tin mới

Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.