Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 14/06/2024 11:46 (GMT+7)

Bộ GD&ĐT đề xuất sửa quy định về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 14/2017/TT-BGDĐT.

Bộ GD&ĐT đề xuất sửa quy định về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông
Ảnh minh họa.

Cụ thể, dự thảo Thông tư của Bộ GD&ĐT sửa đổi quy định về "Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông" như sau:

Về Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông: Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông (gọi tắt là Ban chỉ đạo).

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo việc xây dựng và chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông.

Thành phần Ban chỉ đạo gồm: Trưởng ban là Lãnh đạo Bộ GD&ĐT; các Phó Trưởng ban là Lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT; thư kí và các ủy viên. Tổ thư kí giúp việc Ban chỉ đạo gồm Lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT, chuyên viên, nghiên cứu viên và giảng viên.

Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông: Trưởng Ban chỉ đạo quyết định thành lập Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông.

Thành phần Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông gồm các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, giảng viên và giáo viên. Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông gồm có tiểu ban chương trình tổng thể và các tiểu ban chương trình môn học. Tiểu ban chương trình tổng thể có Trưởng tiểu ban đồng thời là Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông, các thành viên là trưởng tiểu ban xây dựng chương trình môn học. Số lượng thành viên mỗi tiểu ban có ít nhất 05 người. Quy chế hoạt động của Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông do Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông xây dựng trình Trưởng Ban chỉ đạo xem xét, quyết định.

Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông có nhiệm vụ xây dựng chương trình tổng thể và các chương trình môn học theo quy định.

Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm trước Ban chỉ đạo và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về chất lượng của chương trình giáo dục phổ thông; báo cáo Ban chỉ đạo kết quả tiếp thu, giải trình ý kiến của các tổ chức, cá nhân và ý kiến của Hội đồng thẩm định chương trình về dự thảo chương trình; hoàn thiện dự thảo chương trình giáo dục phổ thông.

Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông thực hiện các công việc sau:

Xây dựng dự thảo chương trình tổng thể và xây dựng dự thảo các chương trình môn học.

Tổ chức thực nghiệm chương trình: Nội dung thực nghiệm tập trung vào những điểm mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và điều kiện tổ chức thực hiện chương trình trong cơ sở giáo dục. Việc triển khai thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông theo kế hoạch được Trưởng Ban chỉ đạo phê duyệt.

Xin ý kiến góp ý về dự thảo chương trình giáo dục phổ thông. Tổ chức thẩm định chương trình tổng thể và các chương trình môn học theo quy định. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông

Cùng chuyên mục

Bộ GD-ĐT yêu cầu báo cáo khẩn vụ bằng tiến sĩ của Thượng toạ Thích Chân Quang
Ngày 25/6/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn hoả tốc số 3136/BGDĐT-GDĐH gửi Trường Đại học Luật Hà Nội, về việc báo cáo về quá trình tuyển sinh, đào tạo đối với Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt - tức Thượng toạ Thích Chân Quang, Trụ trì Thiền tôn Phật Quang (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Việt Nam có 13 trường đại học trong Bảng xếp hạng THE Impact Rankings 2024
Ngày 12/6, Tạp chí Times Higher Education đã công bố bảng xếp hạng THE Impact Rankings 2024, đánh giá tầm ảnh hưởng và đóng góp của các cơ sở giáo dục đối với sự phát triển xã hội, phát triển con người, bảo vệ môi trường sống. Việt Nam có 13 cơ sở giáo dục góp mặt trong bảng xếp hạng này.

Tin mới

Đề xuất quy định xử phạt hành chính về định danh điện tử
Bộ Công an đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Trong đó, có đề xuất về quy định xử phạt hành chính về định danh điện tử, ứng dụng định danh và xác thực điện tử.