Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 07/05/2024 07:00 (GMT+7)

Bị thiếu máu nên ăn gì để mau chóng hồi phục sức khỏe

Theo dõi GĐ&PL trên

Thiếu máu gây ra nhiều ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh và nó còn có thể trở thành nguyên nhân gây ra những bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy khi bị thiếu máu nên ăn gì để mau chóng hồi phục sức khỏe?.

1. Tổng quan về bệnh thiếu máu

1.1. Thế nào là thiếu máu

Thiếu máu tức là máu có lượng hồng cầu thấp hơn mức bình thường. Ngoài ra, khi hồng cầu không chứa đủ Hemoglobin (một loại protein giàu chất sắt khiến cho máu có màu đỏ) cũng được xem là thiếu máu. Các Hemoglobin này có vai trò giúp hồng cầu mang oxy từ phổi đến những phần khác của cơ thể.

1.2. Dấu hiệu nhận biết thiếu máu

Những người bị thiếu máu thường có các triệu chứng sau:

Chóng mặt, choáng váng là dấu hiệu thường gặp ở người bị thiếu máu
Chóng mặt, choáng váng là dấu hiệu thường gặp ở người bị thiếu máu. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.

- Khi đứng dậy bỗng nhiên cảm thấy choáng váng.

- Da xanh, nhợt nhạt.

- Hoa mắt, ù tai, nhức đầu, chóng mặt.

- Rối loạn tiêu hóa.

- Chán ăn.

- Hồi hộp, tim đập nhanh, mệt mỏi.

- Vô kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt đối với nữ giới.

- Dễ cáu gắt, hay nghĩ nhiều.

- Dễ bị gãy móng tay.

- Bị rụng tóc.

1.3. Hậu quả do thiếu máu gây ra

Một khi bệnh thiếu máu không được cải thiện nó sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy:

- Mệt mỏi, giảm khả năng hoạt động thể chất, ảnh hưởng đến chức năng tâm thần và trí nhớ.

- Thiếu máu nặng trong thời gian dài dễ gây tổn thương não, tim cùng nhiều cơ quan khác.

- Thiếu máu rất nặng có thể gây tử vong.

2. Khi bị thiếu máu nên ăn gì để tốt cho sứckhỏe

2.1. Nguyên tắc cung cấp dinh dưỡng khi bị thiếu máu

Sở dĩ cần tìm hiểu bị thiếu máu nên ăn gì là bởi chế độ dinh dưỡng góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ cải thiện bệnh. Đây cũng là cách thức đơn giản mà có tác dụng hữu hiệu nhất để điều trị thiếu máu.

Theo đó, dù là ăn gì, người bệnh cũng cần đảm bảo cung cấp một cách cân đối và đủ nhu cầu về các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Việc cân đối giữa Protein động vật với thực vật cũng cần được chú ý. Ngoài ra, trong bữa ăn cần đảm bảo cung cấp đủ sắt theo nhu cầu khuyến nghị về đội tuổi, về giới tính.

2.2. Những thực phẩm mà người bị thiếu máu nên ăn

- Thịt đỏ

Các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt dê,... rất dồi dào sắt. Vì thế trong khẩu phần ăn của người bị thiếu máu hàng ngày không nên bỏ qua nhóm thực phẩm này.

Thịt đỏ là nhóm thực phẩm ưu tiên trong danh sách thực đơn bị thiếu máu nên ăn gì
Thịt đỏ là nhóm thực phẩm ưu tiên trong danh sách thực đơn bị thiếu máu nên ăn gì.

Tuy nhiên, trong quá trình bổ sung những loại thịt màu đỏ hãy lưu ý những thực phẩm này cũng chứa rất nhiều hàm lượng cholesterol nên cần cân đối một lượng vừa phải và bổ sung đều đặn, từ từ. Nếu quá lạm dụng thịt đỏ sẽ dễ phải đối mặt với các bệnh tim mạch.

- Hải sản

Hải sản cũng là thực phẩm nhiều chất sắt nên nó đáng được xếp vào danh sách ưu tiên bị thiếu máu nên ăn gì để sức khỏe nhanh hồi phục. Trong các loại hải sản thì sò chứa nhiều sắt nhất còn cá giúp bổ sung vitamin B12 cần cho sản sinh hồng cầu. Do đó, cá và sò là nhóm hải sản cần được ưu tiên bổ sung cho người bị thiếu máu.

- Trứng

Trứng vốn là thực phẩm không chỉ chứa nhiều protein tốt cho cơ thể mà còn có hàm lượng rất cao các loại vitamin, khoáng chất và chất sắt. Do đó nó cũng là thực phẩm tốt cho người bị thiếu máu. Tuy nhiên, khi đã biết bị thiếu máu nên ăn gì cần bổ sung trứng thì cũng cần lưu ý không lạm dụng quá. Mỗi tuần chỉ nên ăn 3 - 4 quả trứng, riêng người cao huyết áp thì mỗi tuần chỉ nên ăn 1 - 2 quả trứng mà thôi.

- Rau xanh

Rau xanh, nhất là các loại rau sẫm màu như: súp lơ, cải bó xôi, rau muống, đậu bắp,... chứa nhiều vitamin A, C, K, canxi,... và hàm lượng chất sắt rất cao. Không những thế rau xanh còn dễ chế biến, ăn không bị ngán nên người bị thiếu máu chớ nên bỏ qua nhóm thực phẩm này.

- Trái cây

Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt,... rất có ích đối với điều trị thiếu máu vì nó đẩy nhanh quá trình hấp thu sắt nhờ đó mà duy trì lưu thông khí huyết bên trong cơ thể.

- Nho khô

Quả nho khô có rất nhiều chất sắt nên người bị thiếu máu cũng nên xem nó như một món ăn vặt đáng để bổ sung mỗi ngày.

- Mật ong

Ăn mật ong có thể lấy lại lượng máu thiếu hụt rất tốt vì nó chứa nhiều chất giúp cho chất sắt được tích tụ bên trong cơ thể. Không những thế, mật ong còn giúp cân bằng lượng huyết sắc tố nên lại càng đáng để bổ sung vào thực đơn bị thiếu máu nên ăn gì. Cách sử dụng mật ong rất đơn giản, người bệnh có thể dùng trực tiếp hoặc pha vào nước ấm để uống mỗi sáng.

- Các loại hạt

Các loại hạt cũng là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao đồng thời có nhiều dưỡng chất tốt cho máu. Ngoài ra, nó còn giúp cho quá trình vận chuyển máu được lưu thông dễ dàng hơn. Những loại hạt chứa nhiều sắt có thể kể đến như: hạt điều, hạt vừng, hạt chia,...

- Viên uống bổ sắt

Đây là dạng thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng khi bị thiếu máu nếu nguyên nhân do thiếu sắt nhưng không được dùng tùy tiện mà cần phải có chỉ định liều lượng từ phía bác sĩ. Đặc biệt, với những phụ nữ bị thiếu máu thì trong thời kỳ kinh nguyệt nên bổ sung viên sắt để cải thiện tình trạng này.

Bên cạnh việc tìm hiểu để xây dựng thực đơn bị thiếu máu nên ăn gì thì người bệnh cũng cần kiểm tra công thức máu định kỳ và các thông số liên quan đến nguyên nhân gây thiếu máu. Bổ sung dinh dưỡng khi bị thiếu máu là cần thiết nhưng việc thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn biết được chính xác tình trạng sức khỏe của mình để có biện pháp can thiệp phù hợp khi cần thiết.

Cùng chuyên mục

Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.
Một số thực phẩm ngăn ngừa nếp nhăn
Chế độ ăn uống có thể giúp bạn ngăn ngừa nếp nhăn và tình trạng làn da bị lão hóa, chảy xệ. Hãy bổ sung những thực phẩm sau để có làn da láng mịn.

Tin mới

Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.