Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 10/03/2022 08:00 (GMT+7)

Bất cập tại Cầu vượt Dầu Giây - Bài 2: “Chậm như rùa!”

Theo dõi GĐ&PL trên

Công trình dự án Cầu vượt Dầu Giây dự kiến hoàn thành trong vòng 1 năm sau khi khởi công. Thế nhưng, dự án triển khai phải mất 5 năm mới có thể được thông xe tạm. Chủ đầu tư nhiều lần hứa hẹn đảm bảo tiến độ nhưng "lời hứa gió bay"!

Sự chậm chạp khó hiểu

Theo tìm hiểu của Phóng viên Ngày Nay, dự án Cầu vượt Dầu Giây là hạng mục bổ sung liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 đoạn Đồng Nai - Lâm Đồng. Công trình khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 được đầu tư theo hình thức Hợp đồng BT, đã hoàn thành từ tháng 4/2015. Quốc lộ 20 là tuyến đường huyến mạch đi qua tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng, nối TP.HCM với các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.

Sau khi hoàn thành công trình khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20, dự án còn dư vốn nên UBND tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung xây dựng hạng mục nút giao Dầu Giây và tuyến tránh TP.Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng).

Bất cập tại Cầu vượt Dầu Giây - Bài 2: “Chậm như rùa!” ảnh 1
Trụ đèn nhô ra ngoài thành cầu.

UBND tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng mong muốn 2 công trình sẽ tạo điều kiện để phát triển đô thị khu vực Thị trấn Dầu Giây và TP.Bảo Lộc. Trong đó, UBND tỉnh Lâm Đồng cam kết bổ sung phần vốn nếu còn thiếu.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt bổ sung 2 hạng mục vào dự án và triển khai thực hiện từ năm 2017. Trong quá trình thực hiện, dự án Cầu vượt Dầu Giây đã phát sinh một số vướng mắc. Do việc quản lý đất hành lang đường bộ thuộc dự án Cầu vượt Dầu Giây qua nhiều thời kỳ có thay đổi, nên người dân không chấp thuận phương án bồi thường, dẫn đến công tác giải phóng mặt bằng kéo dài gần 3 năm.

Đến ngày 10/8/2020, UBND huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) mới bàn giao mặt bằng còn lại cho dự án, làm tăng kinh phí giải phóng mặt bằng và tổng mức đầu tư dự án. Theo đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã duyệt điều chỉnh chi phí giải phóng mặt bằng tăng từ khoảng 16,75 tỷ đồng lên 139,57 tỷ đồng. Dự án không được hoàn thuế VAT tương đương 360 tỷ đồng theo phương án tài chính của dự án do Nhà nước thay đổi chính sách về thuế, dẫn đến thiếu vốn.

Bất cập tại Cầu vượt Dầu Giây - Bài 2: “Chậm như rùa!” ảnh 2
Trụ đèn được gắn trên bệ bê-tông.

Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng bổ sung vốn 183,8 tỷ đồng còn thiếu cho dự án theo nội dung cam kết của UBND tỉnh Lâm Đồng. Thế nhưng, ngày 26/10/2020, UBND tỉnh Lâm Đồng mới có văn bản về việc thống nhất bố trí 183,88 tỷ đồng từ ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 cho dự án.

Đoạn Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20 khu vực nút giao Dầu Giây có bề rộng mặt đường nhỏ (12 ÷ 16)m và lưu lượng xe rất cao. Để đảm bảo an toàn giao thông khu vực, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt thiết kế xây dựng mở đường đảm bảo giao thông với bề rộng lớn hơn đường cũ. Bộ Giao thông đã chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu phối hợp chặt chẽ với Cảnh sát giao thông, chính quyền địa phương xây dựng phương án đảm bảo an toàn giao thông và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm theo phương án được chấp thuận.

Ngày 10/8/2020, huyện Thống Nhất mới bàn giao mặt bằng còn lại cho dự án và nhà đầu tư đã thu xếp ứng vốn, tiếp tục triển khai thi công Cầu vượt Dầu Giây.

Bất cập tại Cầu vượt Dầu Giây - Bài 2: “Chậm như rùa!” ảnh 3
Cận cảnh trụ đèn được gắn trên bệ bê tông chỉ bằng 4 con ốc.

Chủ đầu tư nhiều lần hứa hẹn nhưng không thực hiện

Nút giao thông huyết mạch giữa hai tuyến quốc lộ thi công chậm chạp, gây ra nhiều hệ lụy. Người dân phản ánh, báo chí lên tiếng, các cơ quan chức năng địa phương cũng đã tiến hành làm việc với chủ đầu tư, đơn vị thi công để đẩy nhanh tiến độ công trình. Trong các cuộc họp này, Chủ đầu tư nhiều lần hứa hẹn nhưng lời hứa "như gió thoảng mây bay".

Như vào giữa năm 2020, công trình cầu vượt Dầu Giây bất ngờ tạp dừng thi công không rõ lý do khi đạt 60% khối lượng. Bộ GTVT sau đó đã chỉ đạo về dự án nút giao thông Dầu Giây: “Khẩn trương triển khai thi công ngay và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan địa phương để bảo đảm thật tốt ATGT tại khu vực thi công.”

Dự án được thi công lại vào tháng 8/2020. Thế nhưng chỉ hơn một tháng sau công trình này lại tiếp tục ngừng vì không có tiền trả lương cho nhân công và thiếu tiền đổ dầu để các phương tiện máy móc hoạt động. Vào thời điểm này, ông Hoàng Tuấn Khoát, Phó Ban QLDA 7 cho biết đã có chỉ đạo bên thi công nhanh chóng khởi công làm lại để không ảnh hưởng đến đời sống cũng như sinh hoạt của người dân.

Vào cuối năm 2020, đại diện chủ đầu tư cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ để thông xe trước Tết Nguyên đán nhưng sau đó lại tiếp tục dừng thi công. Công trình này cứ lặp đi lặp lại điệp khúc thi công rồi dừng, dừng rồi thi công. Theo người dân, công trình chỉ đông người vào những ngày đầu khởi công. Sau đó, gần như rất ít công nhân làm việc, có ngày cao nhất chỉ khoảng 10 người, có ngày chỉ 2-3 người.

Bước sang năm 2021, Chủ đầu tư dự án tiếp tục chây ì trong việc hoàn thiện dự án. Tại cuộc họp cuối năm, chủ đầu tư, đơn vị thi công cam kết sẽ hoàn thành hạng mục cầu vượt để thông xe trước ngày 31/12. Thế nhưng một lần nữa đơn vị này không giữ đúng lời hứa, kéo dài việc thi công sang tận Quý I năm 2022 mới thông xe tạm. Trong khi các hạng mục khác của dự án vẫn còn ngổn ngang.

Huyện Thống Nhất khẳng định dự án chậm tiến độ là do chủ đầu tư

Trong diễn biến có liên quan, ngày 01/3/2022, ông Mai Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) đã ban hành Thông báo Kết luận tại buổi làm việc với các ngành và đơn vị chủ đầu tư về việc đảm bảo an toàn giao thông, tiến độ thi công hạng mục nút giao Cầu vượt Dầu Giây thuộc dự án khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 đầu tư theo hình thức BT.

Theo đó, nguyên nhân chậm tiến độ thi công do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, đơn vị thi công chưa có kế hoạch thi công cụ thể, không tập trung nhân lực, vật lực, máy móc để quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thi công. Việc dự án hoàn thành chậm không những khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn mà còn ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Quá trình triển khai thực hiện dự án, công tác đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường chưa được chủ đầu tư và nhà thầu quan tâm đúng mức. Điều này khiến nút giao ngã tư Dầu Giây trở thành “điểm đen” về tai nạn giao thông.

Bất cập tại Cầu vượt Dầu Giây - Bài 2: “Chậm như rùa!” ảnh 4
Cầu vượt Dầu Giây trước giờ thông xe.

Thông báo Kết luận của UBND huyện Thống Nhất đánh giá, nhiều năm qua, UBND tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông tỉnh và UBND huyện đã nhiều lần làm việc với chủ đầu tư và đơn vị thi công, yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ thi công và có phương án đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường khi thi công.

Nhưng thực tế đến nay (đến ngày 01/3/2022 – PV), vẫn chưa thông xe kỹ thuật phần cầu chính và còn nhiều bất cập trong công tác đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường chưa được chủ đầu tư, đơn vị thi công khắc phục.

Chiều 07/3, trao đổi với Phóng viên Ngày Nay liên quan đến trách nhiệm cho sự chậm trễ của dự án Cầu vượt Dầu Giây, ông Mai Văn Hiền khẳng định, chịu trách nhiệm trước mắt cho sự chậm trễ này là chủ đầu tư trong việc quản lý nhà nước, điều hành dự án và bố trí vốn. Về mặt địa phương đã hết sức phối hợp với chủ đầu tư, nhà thầu để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc.

Bất cập tại Cầu vượt Dầu Giây - Bài 2: “Chậm như rùa!” ảnh 5

Google Maps xác định tên gọi dự án Cầu vượt Dầu Giây là Cầu Rùa

Những ngày qua, trên Google Maps đã xuất hiện địa danh khá mỉa mai liên quan đến Cầu vượt Dầu Giây. Thay vì mang tên cầu vượt Dầu Giây thì Google Maps đã hiển thị cây cầu này có tên Cầu Rùa. Một dự án cầu vượt dài khoảng 200 mét nhưng được thi công trong 5 năm đã được gán với tên Cầu Rùa khiến cư dân mạng phấn khích. Hy vọng với sự cải thiện trong thời gian tới của các cơ quan chức năng, tên gọi Cầu Rùa thực sự “biến mất” để trả lại tên Cầu vượt Dầu Giây thân quen của người dân khi lưu thông qua đây.

Bất cập tại Cầu vượt Dầu Giây - Bài 3: Từ “điểm nghẽn” giao thông thành “điểm đen” tai nạn

Cùng chuyên mục

Gần 2.000 sales sẵn sàng "quét sạch" bảng hàng nhà phố, biệt thự dự án Sun Group tại Hà Nam
Sáng 30/10, sự kiện Giới thiệu dòng sản phẩm thấp tầng thuộc dự án Sun Urban City Hà Nam với chủ đề “Hành trình rực rỡ" đã diễn ra tại TTHN The One (Hà Nội). Những thông tin hấp dẫn về nhà phố, biệt thự tại dự án cùng mức giá trung bình đã kích hoạt khí thế sẵn sàng ra quân của đội ngũ kinh doanh BĐS.

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.