Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 03/06/2022 16:18 (GMT+7)

Bắt 10 đối tượng mua bán thông tin 3.000 tài khoản ngân hàng

Theo dõi GĐ&PL trên

Cơ quan Công an xác định tính đến thời điểm bị bắt giữ vẫn còn 633 tài khoản đang hoạt động.

Ngày 2/6, Công an huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) cho biết, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Công an tỉnh, Công an huyện Nghĩa Đàn phối hợp các đơn vị liên quan, phá thành công chuyên án “Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng” trên phạm vi nhiều tỉnh thành, bắt giữ thành công 10 đối tượng.

Bắt 10 đối tượng mua bán thông tin 3.000 tài khoản ngân hàng Ảnh 1
Các đối tượng trong chuyên án bị cơ quan Công an bắt giữ

Trước đó, vào khoảng tháng 8/2021, qua công tác nắm tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động sử dụng không gian mạng, thiết bị công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn, Công an huyện Nghĩa Đàn phát hiện đối tượng Bùi Văn Nhật (SN 1995), trú tại xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn có biểu hiện thu thập tài khoản ngân hàng của người dân trên địa bàn các tỉnh Nghệ An, Phú Thọ, Thanh Hóa, Hà Nội và một số tỉnh thành khác với nhiều biểu hiện nghi vấn phục vụ vào mục đích vi phạm pháp luât.

Vào cuộc xác minh, Cơ quan Công an xác định Nhật chỉ là một trong những mắt xích của một đường dây chuyên thuê, mua lại các tài khoản ngân hàng của người dân trên địa bàn cả nước sau đó chuyển cho các đối tượng tại nước ngoài sử dụng vào mục đích đánh bạc do Lê Thế Trung (SN 1985), trú tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội cầm đầu. Trợ thủ đắc lực cho Trung trong đường dây này, ngoài Nhật còn có 2 đối tượng cùng trú tại tỉnh Thanh Hóa là Lê Văn Hà (SN 1992), trú tại huyện Đông Sơn và Lê Trung Kiên (SN 1990), trú tại huyện Quảng Xương.

Bắt 10 đối tượng mua bán thông tin 3.000 tài khoản ngân hàng Ảnh 2
Đối tượng cầm đầu đường dây Lê Thế Trung. Ảnh Công an Nghệ An

Để điều hành đường dây của mình, Trung lập ra Công ty TNHH Cửu Châu có địa chỉ tại huyện Tân Lập, tỉnh Phú Thọ với danh nghĩa kinh doanh trên lĩnh vực xây dựng nhưng thực chất đây chính là nơi được Trung chọn làm “đại bản doanh” một mặt để liên hệ và giao dịch với các “ông chủ” không rõ lai lịch tại nước ngoài có nhu cầu thuê, mua lại tài khoản ngân hàng với mục đích phạm tội, một mặt cũng là nơi được Trung cùng các “chân rết” hàng ngày ráo riết tiến hành các hoạt động tuyển dụng cấp dưới và liên tục tìm kiếm, liên hệ người dân tại nhiều tỉnh thành khác trên cả nước để mua, thuê lại tài khoản ngân hàng, từ đó chuyển cho các đối tượng tại nước ngoài.

Hàng tháng, để duy trì hoạt động của “công ty”, Trung sẽ trực tiếp nhận tiền từ các “ông chủ” nước ngoài sau đó “trả lương” cho các nhân viên và chủ tài khoản cho thuê vào các ngày từ 15-18 hàng tháng. Điều đáng nói, sao kê các ngân hàng cho thấy, lượng tiền giao dịch của các tài khoản cho thuê hoặc bán lại này từ lúc mở đến khi dừng sử dụng là rất lớn, trung bình trên 50 tỉ đồng/tài khoản, cá biệt có những tài khoản giao dịch trên 400 tỉ đồng.

Xác định đây là đường dây “Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng”, quy mô rất lớn, liên quan nhiều đối tượng, nhiều tỉnh thành và có cả yếu tố nước ngoài, Công an huyện Nghĩa Đàn đã xin ý kiến trực tiếp của đồng chí Thiếu tướng Phạm Thế Tùng, Giám đốc Công an tỉnh; đồng chí Đại tá Nguyễn Đức Hải, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Phó Giám đốc Công an tỉnh để xác lập chuyên án đấu tranh.

Sau thời gian theo dõi, xác định thời điểm chín muồi, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Công an tỉnh, vào lúc 8h ngày 16/5, 6 tổ công tác với 80 cán bộ, chiến sĩ của Công an huyện Nghĩa Đàn, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Nghệ An đã đồng loạt tiến hành bắt, khám xét người, chỗ ở và nơi làm việc đối với 6 đối tượng liên quan tới đường dây “Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng” tại các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ và TP Hà Nội do Lê Thế Trung cầm đầu.

Bắt 10 đối tượng mua bán thông tin 3.000 tài khoản ngân hàng Ảnh 3
Tang vật bị thu giữ. Ảnh Công an Nghệ An.

Tang vật cơ quan Công an thu giữ: 20 điện thoại di động, 8 máy tính xách tay, 03 ô tô, hơn 1.500 phôi sim điện thoại, 650 thẻ ngân hàng các loại và các vật chứng khác có liên quan đến hoạt động phạm tội của đối tượng. Đồng thời, phong tỏa trên 1.200 tài khoản ngân hàng có liên quan đến các đối tượng trong chuyên án.

Mở rộng chuyên án, tính đến ngày 30/5/2022, Công an huyện Nghĩa Đàn phối hợp các đơn vị liên quan đã bắt giữ thành công tổng cộng 10 đối tượng trong đường dây “Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng” do Lê Thế Trung cầm đầu.

Tại cơ quan điều tra, bước đầu các đối tượng khai nhận, tính từ năm 2020 đến đầu năm 2022, nhóm đối tượng đã tiến hành mua, thuê, mượn tài khoản của hơn 600 người tại nhiều tỉnh thành với khoảng 3.000 tài khoản ngân hàng sau đó giao cho các đối tượng nước ngoài sử dụng. Cơ quan Công an xác định tính đến thời điểm bị bắt giữ vẫn còn 633 tài khoản đang hoạt động.

Hiện, chuyên án vẫn đang tiếp tục được điều tra, mở rộng.

Cùng chuyên mục

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cảnh báo các cuộc gọi lừa đảo
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng Công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Mạo danh cơ quan BHXH lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), lợi dụng lòng tin của người dân vào chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế (BHXH, BHYT), một số đối tượng đã giả danh là người của cơ quan BHXH Việt Nam nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân khi làm các thủ tục liên quan đến BHXH, BHYT.

Tin mới

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cảnh báo các cuộc gọi lừa đảo
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng Công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.