Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 17/07/2024 07:17 (GMT+7)

6 loại thực phẩm không nên uống với nước trà

Theo dõi GĐ&PL trên

Nhâm nhi thích một tách trà với món ăn nhẹ yêu thích là sở thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, cần tránh 6 loại thực phẩm dưới đây khi uống trà để tốt cho sức khỏe.

Trà là một loại đồ uống phổ biến và được yêu thích trên khắp thế giới. Khi kết hợp với trà, một số loại thực phẩm có thể nâng cao hương vị của một tách trà ngon. Cũng có những loại thực phẩm lại gây tác động bất lợi, làm giảm mùi thơm của trà, thay đổi hương vị hoặc thậm chí cản trở sự hấp thụ các hợp chất có lợi của trà.

Theo chuyên gia Gauri Anand - một chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng được chứng nhận tại Ấn Độ, đây là 6 loại thực phẩm bạn nên tránh khi uống trà.

1. Không nên uống trà với nhiều trái cây họ cam quýt

Sử dụng vỏ cam, quýt, chanh thêm vào tách trà nóng sẽ giúp làm tăng hương vị của trà. Thêm 1 vài lát chanh vào trà sẽ nhận thêm vitamin C và các chất chống oxy hóa có lợi nhưng việc tiêu thụ một lượng lớn trái cây họ cam quýt cùng với trà dễ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Độ acid cao của cam quýt thường gây ra vấn đề ợ nóng và khó chịu khi kết hợp với tannin trong trà, chất này cũng có đặc tính làm se gây kích ứng đường tiêu hóa.

tm-img-alt

2. Tránh thực phẩm giàu sắt

Các loại thực phẩm như rau bina, thịt đỏ, trứng, sữa và các loại đậu rất giàu chất sắt cần thiết cho cơ thể. Nhưng trong trà có các hợp chất được gọi là tannin và oxalat, có thể ức chế sự hấp thu sắt non-heme (loại sắt có trong thực phẩm và chất bổ sung có nguồn gốc thực vật).

Một nghiên cứu năm 2001 báo cáo rằng chiết xuất trà xanh làm giảm 25% sự hấp thụ sắt non-heme. Để tối đa hóa sự hấp thụ sắt, tốt nhất nên tiêu thụ thực phẩm giàu chất sắt riêng biệt, cách xa thời gian uống trà.

3. Kiêng thức ăn cay khi uống trà

Kết hợp thức ăn cay với trà có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khó chịu ở đường tiêu hóa. Tannin trong trà gây kích ứng niêm mạc dạ dày và khi kết hợp với capsaicin trong thức ăn cay có thể dẫn đến tăng acid dạ dày, khó tiêu và ợ chua.

4. Thực phẩm giàu canxi

Các loại thực phẩm giàu canxi như một số loại rau lá xanh và các sản phẩm tăng cường canxi cũng có thể cản trở sự hấp thụ catechin. Catechin là nhóm các hợp chất polyphenol có trong nhiều loại thực vật, đặc biệt là trà. Catechin được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên canxi liên kết với các chất chống oxy hóa này, làm giảm hiệu quả của chúng và lợi ích sức khỏe tổng thể của trà.

5. Thực phẩm chế biến và có đường

Thực phẩm chứa nhiều đường đã qua chế biến và các chất phụ gia nhân tạo có thể làm giảm lợi ích sức khỏe của trà. Lượng đường cao trong những thực phẩm này làm mất tác dụng ổn định lượng đường trong máu của trà. Ngoài ra, ăn quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa và béo phì, làm mất tác dụng của việc uống trà.

6. Thực phẩm lạnh

Chuyên gia Gauri Anand lưu ý là không nên kết hợp thức ăn lạnh với trà nóng, vì nhiệt độ tương phản có thể cản trở quá trình tiêu hóa. Ăn thực phẩm ở các nhiệt độ khác nhau cùng một lúc có thể làm rối loạn hệ thống tiêu hóa. Để ngăn chặn điều này, hãy đợi ít nhất 30 phút sau khi uống trà ấm trước khi ăn hay uống bất cứ thứ gì lạnh.

Chuyên gia Anand lưu ý, trà đen có hàm lượng tannin cao, có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt và gây ra các vấn đề về tiêu hóa nếu dùng cùng với thực phẩm giàu chất sắt hoặc có tính acid cao. Nên kết hợp trà đen với các loại thực phẩm có hương vị nhẹ và các sản phẩm từ sữa, mặc dù những sản phẩm từ sữa có thể làm giảm lợi ích chống oxy hóa của loại trà này.

Anand cho biết thêm, trà xanh có vị hơi đắng và chứa một lượng tannin vừa phải. Do đó kết hợp tốt với các món ăn nhẹ, tươi như salad và cá. Tránh kết hợp trà xanh với các sản phẩm từ sữa để duy trì hàm lượng chất chống oxy hóa cao.

Cùng chuyên mục

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh từ vi khuẩn Whitmore đầu tiên
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, đến ngày 3/9, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi T.T.D.M., (14 tuổi, ngụ xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) bị nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, là vi khuẩn gây bệnh Whitmore đã ổn định và đang tiếp tục điều trị theo phác đồ, dự kiến 2 tuần nữa bệnh nhi được xuất viện. Đây là ca bệnh nhiễm vi khuẩn Whitmore đầu tiên ghi nhận ở Đồng Nai.
Phú Thọ: 152 công nhân bị ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Sunrise Apparel Việt Nam ổn định sức khỏe, được ra viện
Sau 2 ngày được điều trị kịp thời theo quy trình và đúng phác đồ của Bộ Y tế, chiều ngày 30/8/2024, 152 công nhân bị ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Sunrise Apparel Việt Nam (Lô CN 5, Cụm công nghiệp Hoàng Xá, Huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ) đã ổn định sức khỏe và được xuất viện.

Tin mới

6 thương hiệu chủ chốt của Vingroup được vinh danh trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024
Ngày 6/9/2024, công ty định giá thương hiệu uy tín toàn cầu Brand Finance công bố báo cáo về 100 thương hiệu giá trị nhất và mạnh nhất Việt Nam năm 2024. Trong đó, lần đầu tiên 6 thương hiệu chủ chốt thuộc hệ sinh thái Vingroup gồm Vinhomes, Vinpearl, Vincom Retail, VinFast, Vinschool, Vinmec đồng loạt được vinh danh trong Top 100, khẳng định sức mạnh và sự phát triển không ngừng của Tập đoàn đa ngành hàng đầu khu vực.
Vincom Plaza Imperia Hải Phòng tái xuất với trải nghiệm phong cách mua sắm hoàn toàn mới
Dịp lễ Quốc khánh vừa qua, “phượng hoàng đất Cảng” Vincom Plaza Imperia - biểu tượng thương mại nơi trung tâm thành phố đã chính thức tái xuất và nhanh chóng trở thành tâm điểm mua sắm, vui chơi giải trí của du khách và người dân Hải Phòng, nhất là khi có sự xuất hiện của hàng loạt thương hiệu mới và chuỗi sự kiện chào mừng sôi động.
Khối tài sản của đại gia Lê Hồng Minh, CEO kì lân công nghệ VNG
Trong phiên giao dịch 6/9, cổ phiếu VNZ của CTCP VNG do đại gia Lê Hồng Minh giữ vị trí Tổng giám đốc đã có thời điểm giảm kịch sàn trước khi phục hồi trở lại vào cuối phiên. Với đà giảm của cổ phiếu VNZ thời gian gần đây, khối tài sản của Tổng giám đốc Lê Hồng Minh cũng đã giảm mạnh so với mức đỉnh.