4 câu bố mẹ thường khiến nói con cảm thấy chán nản, dễ bỏ cuộc khi gặp thử thách
Lời nói của bố mẹ có tác động nhất định đến quá trình phát triển tính cách và tâm lý ở trẻ.
Theo thống kê tại Trung Quốc, hiện nay nhiều trẻ tuổi thanh thiếu niên sống thu mình, sống nội tâm, suy giảm các kỹ năng xã hội, khả năng kết nối bạn bè yếu, đồng thời tự ti về giá trị bản thân...
Điều đặc biệt đáng lo ngại những biểu hiện trên được xem là dấu hiệu trầm cảm ở thanh thiếu niên.
Bước sang năm 2024, tỷ lệ trầm cảm ở thanh thiếu niên sẽ có xu hướng tăng dần. Đằng sau hiện tượng này là kết quả tác động đan xen của nhiều yếu tố.
Áp lực học tập: Thanh thiếu niên phải đối mặt với gánh nặng học tập nặng nề, với các khóa học ngắn gọn, nhiều bài tập về nhà, thi cử khốc liệt khiến các em rơi vào trạng thái áp lực cao trong thời gian dài.
Môi trường gia đình: Bầu không khí gia đình không dân chủ và mối quan hệ bố mẹ con cái không hòa thuận cũng sẽ có tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên.
Mối quan hệ xã hội: Rào cản xã hội và căng thẳng giữa các cá nhân của trẻ cũng là những yếu tố quan trọng gây ra các vấn đề tâm lý ở trẻ.
Tác động của Internet: Mặc dù sự phổ biến của Internet mang lại sự tiện lợi, nhưng cũng mang đến tác động tiêu cực như bắt nạt trên mạng và quá tải thông tin.
Thay đổi xã hội: Những thay đổi khác nhau do sự phát triển nhanh chóng của xã hội mang lại khiến giới trẻ cảm thấy bối rối và lo lắng về sự bất định của tương lai, điều này làm tăng gánh nặng tâm lý.
Trong đó quan trọng nhất phải kể đến ảnh hưởng của áp lực học tập và môi trường gia đình. Vì vậy, khi trẻ phát triển những vấn đề về tâm lý thì sự thấu hiểu và hỗ trợ của bố mẹ là rất quan trọng.
Phương pháp giao tiếp phù hợp có thể giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng mơ hồ, ngược lại, cách trò chuyện không phù hợp có thể khiến trẻ thêm xa cách bố mẹ.
Vì vậy, bố mẹ hãy học cách lắng nghe và thấu hiểu thế giới nội tâm của con, đồng thời dùng những lời nói ấm áp, động viên để trở thành nơi trú ẩn an toàn cho tâm hồn con.
Các chuyên gia liệt kê 4 câu nói phổ biến, bố mẹ dùng hàng ngày vô tình tạo khoảng cách với con, khiến trẻ khó bộc lộ cảm xúc, khó thể hiện tình yêu thương, và dễ gặp các vấn đề về tâm lý.
"Sao con ngốc vậy, có chuyện nhỏ thôi cũng không làm được"
Khi trẻ lớn lên, khả năng nhận thức và kỹ năng không ngừng phát triển và hoàn thiện. Khi trẻ gặp khó khăn trong việc làm một việc gì đó hoặc không đạt được kỳ vọng, trẻ cần được động viên, hướng dẫn và hỗ trợ nhiều hơn.
Một số phụ huynh vô thức dùng những phương pháp tiêu cực để giáo dục, cho rằng làm như vậy có thể tạo động lực, nhưng ngược lại sẽ gây tổn hại đến tâm hồn con.
Ở góc độ tâm lý học, những đứa trẻ nhận được những đánh giá tiêu cực trong thời gian dài có thể dần dần tiếp thu những đánh giá này thành sự hiểu biết của bản thân và ngày càng kém tự tin.
Trẻ cảm thấy mình vô dụng, ngu ngốc và không có tương lai. Trẻ dễ nghi ngờ và phủ nhận bản thân trong thời gian dài.
“Nhìn con người khác, rồi nhìn lại con mình chán nản”
Bố mẹ thường so sánh con mình với người khác, điều này có thể gây áp lực tâm lý lớn cho con.
Khi bị so sánh, trẻ dần mất đi sự tự tin vào bản thân và cảm thấy mình chưa đủ giỏi giang, không thể đạt được các tiêu chuẩn đặt ra.
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, có điểm mạnh, điểm yếu và nhịp độ phát triển khác nhau. Việc so sánh có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến sự hình thành nhân cách và tâm lý của trẻ.
Trẻ dần cảm thấy mình chưa đủ tốt và không được công nhận, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành lòng tự trọng và sự tự tin.
Sự coi thường của bố mẹ khiến con cái cảm thấy không bao giờ có thể đáp ứng được kỳ vọng, mất đi động lực và niềm tin khi làm việc chăm chỉ, dễ dẫn đến trầm cảm, lo âu.
“Bố mẹ làm tất cả điều này là vì con, con phải nghe lời”
Câu nói "Mẹ làm điều này vì lợi ích của con" thường được sử dụng để thể hiện thiện chí, nhưng thật ra mang ý nghĩa sâu xa hơn - đó là sự ích kỷ và muốn kiểm soát.
Khi phụ huynh quá can thiệp vào cuộc sống của con cái với lý do "vì lợi ích của con", điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực.
Trẻ em sẽ cảm thấy mình không đủ năng lực, mất tự tin vào bản thân và trở nên chán nản về tương lai. Trẻ sẽ dần trở nên phụ thuộc và kém tự lập, khó có thể tự tin đối mặt với những thách thức trong thời đại công nghệ như hiện nay.
Điều quan trọng nhất là trẻ cảm thấy không thể đối mặt với tương lai, sự tự tin vào bản thân dần biến mất và trở nên chán nản.
“Sao con lại khóc, có thế mà cũng khóc”
Một chuyên gia tâm lý đã nói, "Cho phép trẻ khóc còn quan trọng hơn việc làm trẻ cười".
Nhiều bố mẹ, khi nghe thấy tiếng con khóc, lại nhanh chóng lao vào cố gắng làm im lặng. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm lớn. Khi trẻ bày tỏ cảm xúc, nhưng bị ngăn cản, khiến trẻ cảm thấy rằng cảm xúc của mình không được chấp nhận và thấu hiểu.
Từ đó, trẻ sẽ dần kìm nén cảm xúc, tích tụ những cảm xúc tiêu cực lâu dài, gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Tâm hồn của trẻ em vốn mềm yếu và mong manh, cần sự chăm sóc, lắng nghe và chia sẻ. Khi trẻ khóc, bố mẹ nên kiên nhẫn lắng nghe, chia sẻ và giúp chúng giải tỏa cảm xúc, thay vì vội vã lau khô nước mắt và bắt chúng phải vui vẻ.
Việc cho phép trẻ bày tỏ cảm xúc một cách lành mạnh là vô cùng quan trọng. Khi trẻ được tự do bày tỏ nỗi buồn, sợ hãi hay bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào, sẽ dần học cách kiểm soát và điều chỉnh chúng một cách hiệu quả.
Điều này giúp trẻ phát triển sự tự nhận thức, biết cách quản lý cảm xúc của bản thân, trở nên tự tin và khỏe mạnh hơn về mặt tinh thần.
Vì vậy, thay vì ngăn cản, bố mẹ cần lắng nghe, chia sẻ và hướng dẫn trẻ cách bày tỏ cảm xúc một cách lành mạnh. Đây chính là cách nuôi dưỡng những đứa trẻ khỏe mạnh, vững vàng và sẵn sàng đối mặt với những thách thức của cuộc sống.